Thịt bò
Theo các chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ khi bạn dùng thịt bò kỵ và thịt lợn cùng lúc , làm giảm các chất dinh dưỡng có hai loại thịt, vì bản chất thịt lợn có tính hàn còn thịt bò là tính ôn. Chính vì vậy, chị em làm nội trợ nên hạn chế dùng 2 loại thịt này trong một món ăn để đảm bảo chất dinh dưỡng có trong chúng.
Thịt trâu
Trong thành phần dinh dưỡng của thịt trâu tính hàn, gặp thịt lợn cũng tính hàn dễ sinh chứng bạch thốn trùng, hay ông bà ta thường gọi là sán dây, sán sơ mít. Chính vì vậy, bạn cũng không nên ăn hai món này cùng một lúc kẻo gây hại cho sức khỏe của mình.
Thịt chim cút
Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì thịt lợn cũng không nên ăn chung với thịt chim như các loại chim cút, chim bồ câu. Nếu bạn kết hợp với chim cút sẽ hình thành các hắc tố gây đen da mặt ảnh hưởng sức khỏe. Ngoài ra, nếu như thịt lợn dùng chung với thịt chim bồ câu dễ gây ra tình trạng khí huyết khó lưu thông, có hại cho sức khỏe của phụ nữ.
Thịt ba ba
Trong Đông y chia sẻ nếu bạn dùng thịt lợn ăn chung với thịt rùa hoặc ba ba sẽ gây chứng khí trệ, đầy bụng chướng hơi có thể giảm nhẹ khi ợ hơi hoặc trung tiện ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của bạn.
Rau mùi
Trong Đông y thì rau mùi tính ôn, hao khí. Con với thịt lợn tính hàn, ích khí. Khi bạn kết hợp hai thực phẩm này lại chính sự tương khắc này khiến sự kết hợp của thịt lợn và loại rau thơm này trở nên “bất hợp tác”, thậm chí có hại cho sức khỏe của chúng ta.
Gừng tươi
Theo các chuyên gia Đông y, khi bạn kết hợp giữa thịt lợn ăn cùng gừng sống dễ gây ra chứng phong thấp, hoặc khiến da mặt nổi lên các nốt đen trên người. Khi bạn không may ăn phải, để hóa giải bạn hãy lấy nắm lá dâu non luộc lấy nước uống sẽ khỏi. Khi nấu thịt lợn gia vị thích hợp nhất với thịt lợn là hành tươi.
Theo Min Min/Khoevadep