Chữa ho dò sang tiêu chảy
Mấy ngày chuyển lạnh, cháu Nguyễn Minh Linh (Hà Nội) 4 tuổi lại bị ho và chảy nước mũi. Nhất là khi ngủ dậy, cháu hay ho khan, có đờm. Kèm theo đó, nước mũi khiến trẻ trông lem nhem, mệt mỏi. Sau hai ngày cho con sử dụng nước mật ong ngâm chanh đào nhưng không hiệu quả, chị Đào Hồng Thanh (mẹ cháu Minh Linh) đã chạy vội ra hàng thuốc Tây đầu phố mua kháng sinh về cho con uống.
Tuy nhiên, sau bốn ngày dùng kháng sinh, nước mũi có phần thuyên giảm nhưng cơn ho của con vẫn không dứt. Điều đáng nói, khi các bệnh này chưa đỡ thì con chị lại bị tiêu chảy. Trong khi cách đó một tuần chị cũng đã cho con uống kháng sinh liều cao vì cháu bị sốt, ho và nổi mẩn khắp người. Nhận thấy vấn đề nghiêm trọng, chị đã phải đưa con đi bệnh viện thăm khám một cách đầy đủ.
|
Ảnh minh họa. |
Theo các chuyên gia, vào thời điểm giao mùa giữa lạnh và nóng này trẻ rất dễ bị ốm do có thể bị nhiễm lạnh nhưng cũng có thể bị nóng nhưng bố mẹ không phát hiện ra. Điều này dễ khiến trẻ bị mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, viêm tai mũi họng, viêm phổi do cảm lạnh... khi đó trẻ phải sử dụng nhiều loại thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh. Chính kháng sinh là “thủ phạm” gây ra tiêu chảy của trẻ.
Cụ thể, việc sử dụng các kháng sinh phổ rộng làm thay đổi số lượng các vi khuẩn có ích có thể ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và khả năng tiêu hoá thức ăn. Thuốc kháng sinh có thể gây ra tiêu chảy do kích thích trực tiếp lên ruột, thay đổi số lượng vi khuẩn đường ruột hoặc cho phép vi khuẩn có hại phát triển, làm tăng sức đề kháng của vi khuẩn và khó điều trị khi mắc bệnh lần sau.
Bổ sung men vi sinh tăng cường vi khuẩn có lợi
Ngoài ra, các chuyên gia nhấn mạnh, việc thay đổi số lượng và số loài vi khuẩn có thể làm giảm khả năng lên men carbohydrate, chuyển hóa các axit mật và có thể gây ra tiêu chảy. Carbohydrate không được tiêu hoá sẽ hấp thu nhiều nước, làm lỏng phân hoặc việc thiếu các axit béo mạch ngắn có thể gây tiêu chảy. Ngoài ra, việc giảm số lượng các vi khuẩn có ích làm giảm khả năng khống chế sự phát triển của các loài vi khuẩn có hại như C. difficile và Salmonella kedougou. Thành phần vi khuẩn đường ruột cũng có thể thay đổi khi bị bệnh nặng, do sử dụng kháng sinh, chán ăn...
Để khắc phục vấn đề trên, bên cạnh việc thăm khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân trẻ bị ho, sốt... và sử dụng kháng sinh đúng chỉ dẫn thì các bậc bố mẹ cần bổ sung thêm men vi sinh cho trẻ.
Các phân tích chỉ rõ, men vi sinh (probiotic) mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ của trẻ như ức chế sự tăng trưởng của các vi khuẩn, virus, nấm gây bệnh đường ruột; trung hòa một số độc tố của vi khuẩn, tăng cường sức đề kháng với vi khuẩn như kích thích sản xuất kháng thể miễn dịch IgA. Đặc biệt, men vi sinh còn cải thiện các rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy do dùng kháng sinh, táo bón, trương hơi, đầy bụng... Đồng thời, men vi sinh còn giúp tăng hoạt tính của các enzym đường ruột giúp dễ tiêu hóa, tăng khả năng hấp thu của hệ tiêu hóa và giúp tổng hợp một số vitamin. Nên chọn men vi sinh có bổ sung ba chủng vi khuẩn có lợi là Lactobacillus, Bacillus subtillis, Streptococcus feacalis cùng các vi chất như kẽm, lysin, taurin, axit amin, vitamin nhóm B...
Hà Trang