Sốt xuất huyết bệnh phổ biến vào mùa hè, căn bệnh có thể gặp phải ở tất cả các đối tượng khác nhau gây rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Sau đây là một số chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa giúp bạn nhận biết và phòng bệnh tốt nhất.
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do virus gây nên, được chia làm 2 thể chính là: Sốt xuất huyết dengue và sốt dengue. Căn bệnh này thường xuất hiện chủ yếu ở các nước có khí hậu nhiệt đới trong đó có Việt Nam.
Trước tình trạng dịch sốt xuất huyết có thể bùng phát trở lại khi mùa hè tới, Bộ y tế đã đưa ra rất nhiều cảnh báo và lưu ý về căn bệnh này.
|
Ai cũng có nguy cơ mắc sốt xuất huyết. |
Nguyên nhân gây sốt xuất huyết
Khi người bệnh bị muỗi vằn mang virus sốt xuất huyết đốt thì virus sẽ nhanh chóng tấn công vào cơ thể và gây bệnh.
Bệnh sốt xuất huyết không giống như các bệnh truyền nhiễm khác, một người mắc bệnh sẽ không lây nhiễm sang cho người đối diện qua hô hấp mà chỉ khi bị muỗi mang virus sốt xuất huyết đốt thì mới mắc bệnh.
Dấu hiệu điển hình của bệnh sốt xuất huyết
Sau khi hết thời kì ủ bệnh từ 3-6 ngày có người lên đến 15 ngày thì các dấu hiệu bệnh bắt độc bộc lộ và rõ rệt ở ngày thứ 4 và thứ 5.
Người bệnh ở thể nhẹ: Sốt cao khó hạ có thể kéo dài từ 2-7 ngày, một số trường hợp bị phát ban, nổi mẩn đỏ.
Người bệnh ở thể nặng: Bên cạnh sốt cao còn kèm theo một loạt các triệu chứng khác như: xuất huyết tại nhiều vị trí trên cơ thể (chảy máu chân răng, chảy máu cam, xuất huyết trên da…), người mệt mỏi li bì, chân tay tê lạnh, đau bụng, buồn nôn…
Bệnh sốt xuất huyết thường biến chứng rất nguy hiểm
Trên thực tế, rất nhiều người chủ quan với căn bệnh này vì nghĩ rằng chỉ là cảm sốt thông thường nên việc điều trị không được triệt để đến cùng hoặc điều trị muộn và dẫn đến rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Điển hình là: đọng máu thận, xuất huyết não, tràn dịch màng phổi, rối loạn đông máu, suy hô hấp, tổn thương võng mạc, thậm chí là tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.
Phòng tránh sốt xuất huyết hiệu quả nhất
- Sốt xuất huyết mà một trong những căn bệnh hoàn toàn có thể phòng tránh. Hãy bắt đầu từ những việc nhỏ nhất trong gia đình bạn như:
- Tiêu diệt toàn bộ những khu vực ẩm ướt trong gia đình mà bọ gậy, loăng quăng có cơ hội ẩn náu và phát triển thành muỗi vằn…
- Thường xuyên thay rửa và vệ sinh các dụng cụ chứa nước như: bể nước, thau, bồn, chum, vại…
- Có thể thả cá hoặc mê zô để tiêu diệt bộ gậy ở trong các dụng cụ chứa nước lâu ngày.
- Dọn dẹp vệ sinh trong nhà và xung quanh nơi mình sinh sống để đảm bảo muỗi không còn môi trường để phát triển.
- Mặc quần áo dài tay, mắc màn khi ngủ để tránh muỗi đốt;
- Sử dụng các loại hóa chất hoặc bình xịt, vợt để tiêu diệt muỗi…
- Xây dựng chế độ ăn uống, rèn luyện hợp lý để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Để bảo vệ sức khỏe của bạn và của cả gia đình hãy tự giác phòng bệnh ngay từ bây giờ. Đặc biệt lưu ý, khi thấy có những biểu hiện ban đầu của bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa gần nhất để khám và điều trị kịp thời.
Thu Thủy