Huệ tốt nghiệp đại học nổi tiếng. Trong thời gian đi học thì quen với người chồng hiện tại. Sau tốt nghiệp, họ kết hôn ngay. Nhà Huệ ở miền Bắc, nhà chồng ở miền Nam, Huệ vẫn lựa chọn lấy chồng xa. Sau kết hôn, vợ chồng cô sống cùng mẹ chồng. Huệ bằng nỗ lực của bản thân xin vào được công ty lớn làm việc, tiền lương và đãi ngộ đều rất tốt, trong khi chồng cô chỉ là nhân viên bình thường ở một công ty nhỏ, thu nhập không cao.
Huệ không muốn sống chung với mẹ chồng nên quyết định tự mình tiết kiệm tiền chuẩn bị mua một căn nhà. Trong thời gian sống cùng mẹ chồng, giữa hai bên nảy sinh không ít mâu thuẫn. Trong một lần ăn cơm tối, mẹ chồng bảo Huệ đem thẻ lương của cô đưa cho bà. Vốn dĩ là mẹ chồng vẫn nấu cơm cho vợ chồng Huệ, mà vợ chồng Huệ không nộp 1 xu, bà cho rằng như vậy là ăn không. Huệ lại hỏi mẹ chồng tại sao không lấy thẻ lương của chồng cô mà lại đòi của cô.
Mẹ chồng Huệ liền đáp: “Tiền lương của thằng Hậu (tên chồng Huệ) vốn đã ít, để cho nó còn có ít tiền tiêu vặt. Hơn nữa tôi là mẹ nó, nuôi nó là chuyện bình thường. Mà chị là con dâu, là người ngoài nên tôi không có nghĩa vụ”. Bà nói tiếp: “Nếu chị không muốn nộp thẻ lương cũng được. Tôi sẽ tính tiền theo từng món ăn. Ví dụ như món sườn xào chua ngọt hôm nay giá 100 nghìn. Sau này chị uống nước, ăn cơm, ăn trái cây, đều phải nộp tiền”.
Huệ nghe mẹ chồng nói, cảm thấy bà như đang phát điên vì tiền. Sau khi ăn cơm xong, cô vào phòng ngủ tìm ví tiền của chồng, ai ngờ mở ra bên trong không có 1 xu. Chồng Huệ nói gần đây anh hay đi ăn cùng bạn bè, lúc tụ tập đều phải tiêu tiền nên kiếm được bao nhiêu đều hết.
Huệ mới vừa trong phòng đi ra, đã thấy mẹ chồng đứng chờ sẵn: “Chị mau nộp tiền đi. Ở nhà này không có chuyện cho nợ đâu”. Mẹ chồng còn nói so với ăn cơm bên ngoài, ăn ở nhà rẻ hơn, lại sạch sẽ, đủ dinh dưỡng, Huệ như thế là may mắn rồi. Không cách nào khác, Huệ đành lấy ra 100 nghìn đưa cho mẹ chồng. Buổi tối lúc ngủ, nghĩ lại, Huệ cứ cảm thấy mẹ chồng làm vậy là quá đáng, chồng lại không nói 1 lời nào bảo vệ mình, như vậy là không biết chăm sóc vợ. Huệ càng nghĩ càng thấy giận, liền ôm chăn gối vào phòng làm việc ngủ.
Chồng Huệ hỏi: “Nửa đêm rồi, em con đi đâu?” Huệ đáp: “Vào phòng làm việc ngủ, để mẹ anh khỏi đến tìm tôi thu tiền. Tôi ngủ ở phòng này phải trả tiền, ở phòng kia chắc dù có bị thu tiền thì cũng không nhiều”.
Sau đó, Huệ ở trong phòng làm việc ngủ 1 tháng. Mẹ chồng thấy vậy liền vội vàng nói Huệ về phòng ngủ. Bà vẫn muốn sớm được ôm cháu, con dâu mà không chịu ngủ với chồng nó thì sao mà sinh cháu cho bà được? Huệ liền hỏi: “Vậy con ăn cơm, có cần phải trả tiền nữa không?” Mẹ chồng vội vàng nói: “Không phải trả. Chỉ cần con nhanh chóng sinh cho mẹ một đứa cháu trai, mẹ sẵn sàng chiều con như tiểu thư, mỗi bữa đều nấu đồ ăn ngon cho con”. Nhìn mẹ chồng vì có cháu trai mà thỏa hiệp, tuy không hài lòng lắm nhưng Huệ vẫn trở về phòng ngủ. Liệu mọi chuyện như vậy đã suôn sẻ?
***
Có thể nói trong trường hợp này, cả hai phía đều có cái sai. Tất nhiên mẹ chồng nhất bên trọng nhất bên khinh, coi con dâu như người ngoài mà thu tiền ăn uống trong gia đình là không đúng. Nhưng ngược lại, vợ chồng Huệ sống chung với mẹ chồng, hàng ngày ăn cơm bà nấu, đáng lẽ cũng nên có nghĩa vụ nộp một phần phí sinh hoạt. Có thể thấy, mẹ chồng vì muốn có cháu trai mà tạm thời hòa hoãn với Huệ nhưng sau khi bà đạt được mục đích, liệu chuyện như trước đây có lặp lại? Thiết nghĩ, vợ chồng Huệ nên giải quyết tốt vấn đề chi tiêu trong gia đình và thực hiện hợp lý nghĩa vụ của mình.
Theo V.A /Vietnamnet