Bác sĩ Vương Dục Lâm, một bác sĩ y học cổ truyền người Trung Quốc, mới đây chỉ ra rằng chẩn đoán qua lưỡi là một trong những phương pháp kiểm tra bệnh. Theo bác sĩ, vì người xưa không có X-quang hoặc siêu âm, họ chỉ có thể biết trạng thái bên trong cơ thể bằng cách xem xét màu sắc, biến đổi của các cơ quan trên cơ thể, nhìn vào lưỡi có thể nhận biết một số bệnh.
Theo đó, nhìn lưỡi đoán bệnh cũng theo từng khu vực. Cụ thể, lưỡi được chia làm 5 phần, đầu lưỡi đại diện cho tim và phổi, giữa đại diện cho lá lách và dạ dày, gốc lưỡi đại diện cho thận, hai bên lưỡi là gan và túi mật. Ngoài ra, các bác sĩ y học cổ truyền cũng sẽ căn cứ vào tình trạng của thân lưỡi và lớp phủ lưỡi để chẩn đoán bệnh.
Bác sĩ Vương Dục Lâm giải thích rằng cái gọi là thân lưỡi bao gồm màu sắc và hình dạng của bản thân lưỡi, về màu sắc của lưỡi, một người khỏe mạnh lưỡi thường có màu đỏ nhạt, nếu lưỡi nhợt nhạt có nghĩa là cơ thể thể trạng yếu hoặc lạnh, những người dễ sợ lạnh, thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt. Lúc này nên ăn nhiều thực phẩm bổ dưỡng, bổ máu.
|
Ảnh minh họa. |
Nếu lưỡi có màu đỏ đậm chứng tỏ cơ thể đang ở trạng thái khô nóng, sợ nóng, dễ đổ mồ hôi, khát nước và muốn uống đồ uống có đá. Thông thường nên tránh các thức ăn khô, nóng, nên ăn nhiều thức ăn có tính mát như đậu xanh, dưa hấu, mướp.
Lưỡi màu tím sẫm có chấm xuất huyết nhỏ chứng tỏ máu huyết lưu thông trong cơ thể không được thông suốt. Bác sĩ cho biết rất nhiều nữ sinh bị đau bụng kinh đều có loại huyết ứ này, muốn xác nhận thêm thì quan sát đường gân dưới lưỡi, nếu đường gân dài hoặc to ra thì có thể suy ra đó là ứ máu.
Ngoài ra, các bác sĩ còn có thể căn cứ vào lưỡi dày hay mỏng để phán đoán xem trong cơ thể có đủ khí huyết hay không.
Trong tình trạng thông thường, hình dạng của lưỡi trông vừa phải, nếu lưỡi mỏng và nhô ra ngoài, thì đó có thể là biểu hiện của tình trạng thiếu âm, có nghĩa là cơ thể có thể không có đủ nước và dịch âm, không khỏe, có tình trạng ngủ không ngon giấc về đêm, cơ thể nóng hoặc tình trạng da khô ngứa.
Lúc này nên ăn nhiều thực phẩm có nhiều chất nhầy như ngân nhĩ, hoa hòe, đậu bắp… để giúp cơ thể bổ âm.
Nếu lưỡi trông dày dặn, nhô ra ngoài toàn bộ miệng hoặc có vết răng lởm chởm ở mép, điều đó có nghĩa là trong cơ thể có nhiều nước và chất thải trao đổi chất, nên ăn thêm các thực phẩm có tính hút ẩm như lúa mạch, đậu đỏ, đậu xanh… giúp đào thải lượng nước dư thừa trong cơ thể.
Mời quý độc giả xem thêm video: Sâu răng có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ não (Nguồn video: THĐT)
Kiều Dụ (Theo CNT)