Loại rau nên chần để loại bỏ độc tố, ăn trực tiếp cực độc

Google News

Hầu hết các loại rau có thể xào hoặc nấu trực tiếp, không cần chần. Tuy vậy, một số loại rau cần thêm bước này để loại bỏ độc tố, nếu không có thể gây nguy hại sức khỏe.

Kết quả nghiên cứu chỉ ra, rau củ có thể chứa một số hợp chất nguy hiểm, ăn vào gây hại cơ thể như axit oxalic, phytohemagglutinin, nitrit, saponin, glycoside cyanogen, colchicin,...Tùy từng loại, chúng sẽ gây hại cho cơ thể theo những cách khác nhau, cụ thể:
Axit oxalic: Khi đi vào cơ thể, axit oxalic dễ kết hợp với các nguyên tố khoáng như canxi, sắt, ảnh hưởng quá trình hấp thụ và sử dụng những nguyên tố khoáng này. Đặc biệt, người dạ dày không tốt, axit oxalic còn có thể kích thích niêm mạc, tạo cảm giác khó chịu.
Phytohemagglutinin: Phytohemagglutinin (lectin thực vật) là loại protein cao phân tử thường được tìm thấy trong hạt và vỏ của một số loài thực vật. Phytohemagglutinin giúp thực vật tự vệ, ngăn động vật ăn chúng. Không riêng động vật, Phytohemagglutinin cũng không thân thiện với cơ thể người. Tiêu thụ quá nhiều lectin thực vật gây buồn nôn, nôn, tiêu chảy và ngộ độc thực phẩm.
Loai rau nen chan de loai bo doc to, an truc tiep cuc doc
Rau chân vịt chứa axit oxalic, nên chần để loại bỏ độc tố. Ảnh minh họa 
Nitrit: Lượng nhỏ nitrit không gây hại cho cơ thể người song tiêu thụ lượng lớn nitrit có thể gây độc.
Theo nghiên cứu, nitrit có độc tính nhất định, liều lượng gây nguy hiểm của nó với động vật có răng là 57mg/kg. Không những vậy, nitrit còn có thể làm tăng nguy cơ ung thư. Khi đi vào cơ thể, nitrit phản ứng với các sản phẩm phân hủy protein trong điều kiện axit dễ tạo ra nitrosamine. Đây là hợp chất được công nhận là chất gây ung thư.
Saponin: Saponin không “thân thiện” với hệ tiêu hóa của chúng ta. Nó có thể gây viêm xuất huyết và ly giải tế bào hồng cầu. Nếu ăn lượng lớn, saponin gây kích ứng đường tiêu hóa dẫn đến tình trạng nôn mửa, tiêu chảy.
Loai rau nen chan de loai bo doc to, an truc tiep cuc doc-Hinh-2
Chất bất lợi trong măng có thể hòa tan trong nước. Do vậy, chúng ta nên luộc 3-5 phút rồi ngâm với nước để loại bỏ độc tố. Ảnh minh họa
Glycosdie cyanogen: Glycosdie cyanogen là loại độc tố thực vật có trong khoảng 2.000 loài thực vật. Bản thân Glycosdie cyanogen không độc nhưng khi tế bào thực vật bị phá vỡ, Glycosdie cyanogen sẽ chuyển hóa một phần thành axit hydrocyanic, có thể gây ngộ độc.
Dấu hiệu ngộc độc Glycosdie cyanogen là khó thở, tụt huyết áp, chóng mặt, đau đầu, đau dạ dày, nôn, tiêu chảy. Trường hợp nghiêm trọng có thể tử vong.
Colchicin: Bản thân colchicin không độc song khi đi vào cơ thể, colchincin bị oxy hóa thành dicolchicin oxide có tính độc. Dấu hiệu ngộ độc dicolchicin oxide gồm buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, khát nước. Trường hợp nặng có thể đi ngoài ra máu, tiểu ra máu hoặc vô niệu.
Vi khuẩn gây bệnh: Môi trường sinh trưởng đặc biệt, một số loại rau có thể dễ bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh như Listeria, Salmonella và E.coli.
Trong đó, Salmonella và Escherichia coli gây ra các triệu chứng như nôn mửa, tiêu chảy, sốt. Listeria có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ nhỏ, người già và người suy giảm miễn dịch. Nhiễm khuẩn Listeria, cơ thể xuất hiện các triệu chứng như sốt, nhức đầu, buồn nôn, đau bụng; phụ nữ mang thai có thể sảy thai.
Để loại bỏ hợp chất gây hại, chuyên gia sức khỏe chỉ ra có loại rau nên chần trước khi ăn, cụ thể:
Loai rau nen chan de loai bo doc to, an truc tiep cuc doc-Hinh-3
 Các loại rau họ đậu cần đun sôi kỹ trong 10 phút để đảm bảo an toàn sức khỏe. Ảnh minh họa
Rau chứa lectin. Các loại rau họ đậu như đậu tây, đậu đũa, đậu đỏ,... chứa nhiều lectin. Lectin thực vật có khả năng chịu nhiệt kém, chỉ cần đun sôi kỹ là có thể phá hủy cấu trúc phân tử của chúng. Để an toàn, những loại đậu trên cần được đun nóng ở mức 100°C trong 10 phút. Nếu không đun kỹ, chất độc tồn đọng, gây ngộ độc thực phẩm.
Rau chứa colchicin. Hoa hiên là cây thuốc được trồng với mục đích chữa bệnh, đồng thời còn có thể làm thức ăn. Lưu ý, hoa hiên tươi có chứa colchicin, được xếp vào loại rau không nên ăn trực tiếp. Colchicin tan trong nước, trước khi ăn nên cắt bỏ phần nhụy, chần qua rồi ngâm trong nước lạnh hơn 1 giờ để giảm bớt độc tính.
Rau chứa axit oxalic. Các loại rau chứa nhiều axit oxalic như rau muống, măng, rau chân vịt,... thường có vị chát. Hợp chất này có đặc điểm hòa tan trong nước, chỉ cần chần là có thể loại bỏ độc tố. Các loại rau ăn lá như mồng tơi, rau muống nên đun trong vòng 15-20 giây để lá sẫm lại. Trong khi đó, các loại củ như măng nên luộc 3-5 phút.
>>> Mời độc giả xem thêm video: Thực phẩm cần tránh khi mang thai.

Nguồn video: Vinmec

Định Tâm (Theo IF)