Theo các chuyên gia y tế, nguyên tố selen quyết định rất lớn đến việc kéo dài tuổi thọ và sức khỏe của con người. Chất này được ví như “nguyên tố trường sinh” và là “thần hộ mệnh” giúp nâng cao khả năng miễn dịch, giải độc, ngăn ngừa bệnh gan và làm giảm nguy cơ gây ung thư.
Theo nghiên cứu, những khu vực thiếu hụt selen sẽ có tỷ lệ mắc các khối u cao hơn. Để bổ sung selen bạn có thể bổ sung vào chế độ ăn của mình các loại thực phẩm này.
Măng tây
Măng tây thường được trồng vào mùa xuân, ăn rất ngon và được mệnh danh là “vua của các loài rau”. Loại rau này có chứa hàm lượng selen cao. Vì vậy, ăn măng tây đúng cách sẽ giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng, chống lại và ngăn ngừa các tế bào ung thư.
Bên cạnh đó, ăn măng tây còn giúp kích thích ăn uống, bổ tỳ vị, thúc đẩy quá trình tiêu hóa và hỗ trợ giảm cân.
Bạn có thể chế biến măng tây theo các cách như chiên, luộc, hầm hoặc làm salad. Thế nhưng cách ăn măng tây bổ dưỡng nhất là luộc. Ăn vừa thanh nhẹ, vừa ngon mà cách chế biến cũng đơn giản.
Khoai lang tím
Loại củ này có thành phần dinh dưỡng rất cao. Trong khoai lang tím có chứa nhiều selen rất tốt cho cơ thể con người như giúp nâng cao khả năng miễn dịch, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư rất hiệu quả.
Ngoài ra, khoai lang tím còn có chứa nhiều chất xơ có tác dụng thúc đẩy và cải thiện đường tiêu hóa, chống táo bón.
Ăn khoai lang tím đúng cách giúp giảm cân, dưỡng da, trì hoãn quá trình lão hóa, bảo vệ gan và làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Tuy nhiên, không nên ăn sống và ăn quá nhiều khoai lang tím vì có thể gây chướng bụng.
Với khoai lang tím bạn có thể hấp, luộc hoặc sấy nhưng cách nhanh nhất là hấp chín. Bạn có thể hấp cùng ngô, đậu phộng, khoai mỡ, bí ngô để tạo thành món ăn đậm đà.
Nấm hương
Loại nấm này giàu dinh dưỡng, được mệnh danh là “vua của các bảo vật núi rừng”. Nấm hương được chia làm 2 loại là nấm tươi và nấm khô.
Loại nấm này có hàm lượng selen rất cao, tốt cho người ăn chay. Ngoài ra trong nấm hương cũng có nhiều chất dinh dưỡng giúp nâng cao thể lực, ngăn ngừa bệnh tật và phòng chống ung thư.
Ăn nấm hương đúng cách giúp làm giảm lượng cholesterol trong máu, loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể và làm chậm quá trình lão hóa. Khi chế biến nấm hương, bạn nên rửa sạch bằng cách cho thêm muối hoặc bột mì vào nước để ngâm. Bạn có thể dùng nấm hương để xào, hầm hoặc nấu canh.
Bông cải xanh
Bông cải xanh chứa nhiều chất dinh dưỡng, đứng thứ 4 trong top 10 loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Thực phẩm này được mệnh danh là “vua các loại rau cải” nhờ chứa hàm lượng selen cao, giúp ngăn ngừa và chống lại ung thư.
Bên cạnh đó, ăn bông cải xanh mỗi ngày cũng giúp tăng cường trí nhớ, loại bỏ các gốc tự do, làm đẹp da mặt và chống lão hóa. Ngoài ra, ăn bông cải xanh còn giúp cải thiện chức năng tim mạch, tăng tính đàn hồi của mạch máu, hạ đường huyết, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
Để giữ được chất dinh dưỡng ở mức cao nhất bạn nên hấp hoặc luộc bông cải xanh.
Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) khuyến nghị lượng selen hàng ngày cơ thể cần được cung cấp cho một người lớn trưởng thành là 55mcg. Thiếu selen sẽ gây mệt mỏi, sương mù não, hệ thống miễn dịch suy yếu, rụng tóc, yếu cơ, vô sinh. Nếu không muốn cơ thể rơi vào tình trạng này bạn hãy thường xuyên bổ sung thực phẩm giàu selen nhé.
Theo Trần Thu Thuỷ/Khoevadep