Mới đây, luật sư Hukum Syarak Farah, người Malaysia, chia sẻ câu chuyện về một khách hàng của cô. Theo Hukum Syarak Farah, cô gọi khách hàng này là T. Cô T. gặp chồng mình trong thời gian học đại học, sau 3 năm quan hệ yêu đương ổn định, cả hai quyết định kết hôn sau khi cô T. tốt nghiệp.
Trong suốt quá trình hẹn hò, cô T. rất ít khi tiếp xúc với gia đình bạn trai, đáng nói, cả bố cô T. và bố của bạn trai đã qua đời, gia đình không để ảnh. Mới đây, khi kết hôn được 2 năm, trong một cuộc trò chuyện với mẹ chồng, cô T. mới biết được sự thật về thân thế của mình và người chồng.
|
Ảnh minh họa. |
Theo mẹ chồng cô T., bà và người chồng đã khuất kết hôn ở Thái Lan mà không thông báo cho ai biết. Thế nhưng, sau khi con trai được sinh ra, người đàn ông bà yêu lại bỏ rơi hai mẹ con họ.
Hơn nữa, vì không đăng ký kết hôn, chỉ tổ chức đám cưới, hôn nhân của họ không có hiệu lực pháp lý. Khi mẹ chồng đưa chứng minh nhân dân, hộ chiếu của người chồng quá cố, cô T. sốc nặng khi phát hiện, bố chồng và bố ruột của mình là cùng một người, điều đó cũng có nghĩa, cô và chồng là anh em cùng cha khác mẹ. Choáng váng, cô T. đành liên hệ với luật sư nhờ tư vấn.
Theo luật sư Hukum Syarak Farah, nếu lúc đầu mẹ chồng của cô T đăng ký kết hôn thì sẽ không có sự cố này xảy ra với thế hệ sau. Chiếu theo luật, hôn nhân của cô T. cũng không có hiệu lực, pháp luật không cho phép anh trai/em gái cùng cha khác mẹ kết hôn, họ phải đến tòa án để đệ đơn ly hôn ngay lập tức. Đứa con của hai người cũng là đứa con không được công nhận theo luật pháp.
Tuy nhiên, vì cả bố và mẹ của đứa trẻ đều không biết về mối quan hệ huyết thống giữa họ, đứa trẻ cần phải được xác minh huyết thống thêm một lần nữa, người cha phải chịu trách nhiệm nuôi dưỡng và trở thành người giám hộ, sau này đứa trẻ cũng sẽ có quyền kế thừa tài sản.
>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Vụ Tịnh thất Bồng Lai: Lấy mẫu giám định ADN của nhiều người
Kiều Dụ (Theo CT)