Kinh khiếp trà sữa trân châu làm từ lốp xe, đế giày

Google News

(Kiến Thức) - Bằng chứng trà sữa trân châu làm từ đế giày và lốp xe cũ vừa được Đài truyền hình Sơn Đông, Trung Quốc tiết lộ.

Cụ thể, theo thông tin được đăng trên tờ Hong Kong Free Press, trong chương trình thực tế Life Help, phóng viên ở Thanh Đảo (Sơn Đông, Trung Quốc) đã tới uống trà sữa trân châu trong một cửa hàng địa phương rồi tới bệnh viện chụp CT. Kết quả CT scan cho thấy, trong dạ dày của phóng viên này có những viên trà sữa trân châu không thể tiêu hóa được.
Các nhà khoa học từ Trung tâm Thí nghiệm Hóa học của Đại học Thanh Đảo đã phân tích thành phần những viên trân châu và kết luận không thể xác định được. Họ còn mô tả những viên trân châu này là “rất kết dính”.
Kinh khiép tra sua tran chau lam tu lop xe, de giay
 Kết quả chụp CT cho thấy các hạt trân châu dồn về 1 phía trong dạ dày, không thể tiêu hóa.
Khi được phóng viên dò hỏi thông tin từ các cửa hàng bán thứ đồ uống này, họ cũng "lơ mơ" về nguồn gốc và nguyên liệu làm trân châu. Một số nói rằng khoai môn là nguyên liệu chính, số khác khẳng định là sắn dây và có vài cửa hàng trả lời là "không biết". Những người này đều khẳng định rằng thức uống của họ hoàn toàn không ảnh hưởng gì về sức khỏe của thực khách và hãy yên tâm uống tiếp.
Tuy nhiên, một nhân viên của cửa hàng trà sữa đường phố cho hay: "Toàn bộ số trân châu này được làm ra tại các nhà máy hóa chất. Có thể trà sữa chân trâu làm từ đế giày và lốp xe đã qua sử dụng".
Kinh khiép tra sua tran chau lam tu lop xe, de giay-Hinh-2
 Trà sữa chân trâu là đồ uống yêu thích của nhiều người.
Mặc dù đài truyền hình Sơn Đông không đưa được bằng chứng rõ ràng về việc trân châu làm từ lốp xe và đế giày, nhưng đây vẫn là tin xấu cho những người thích trà sữa trân châu.
Năm 2012, nghiên cứu từ một trường đại học Đức cho thấy các viên trân châu có thể gây ung thư. Các nhà nghiên cứu từ Bệnh viện Đại học Aachen (Đức) đã thử nghiệm hạt trân chân từ một chuỗi cửa hàng trà sữa Đài Loan giấu tên. Kết quả cho thấy trong hạt trân châu có chứa các hóa chất styrene và acetophenone cũng như các hợp chất gắn liền với brôm. Các nhà nghiên cứu chính của Bệnh viện Đại học Aachen (Đức) và nhiều nguồn tin xác định các chất này thuộc hợp chất được gọi là PCBs (polychlorinated biphenyls).
Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ đã kết luận từ lâu rằng tiếp xúc với PCBs có thể gây ung thư ở động vật. Một số nghiên cứu trên công nhân tiếp xúc với PCBs cho thấy rằng PCBs có liên quan tới bệnh ung thư gan và u hắc tố ác tính.
Linh Chi (Theo Hong Kong Free Press)