Mặc dù theo y văn, bệnh mà nam thanh niên mắc phải chỉ gặp khi ăn cua đá có chứa kí sinh trùng giun sán. Tuy nhiên, bệnh nhân cho biết mình chưa từng ăn loại cua này.
|
Bệnh nhân T đang được điều trị tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2. Ảnh: Tienphong. |
Bệnh sán lá phổi do loài sán hình bầu dục, to bằng hạt cà phê (bằng hạt lạc nhỏ) ký sinh trong phổi hoặc màng phổi. Sán lá phổi tạo nên những ổ áp xe bằng đầu ngón tay và gây ho ra máu hoặc tràn dịch màng phổi.
Đây được đánh giá là bệnh mãn tính, nếu để muộn, bệnh nhân sẽ xuất hiện tình trạng ho ra máu, xuất huyết phổi, thậm chí tràn dịch, khí, máu màng phổi và thiệt mạng.
Triệu chứng thường gặp của bệnh sán lá phổi
Bệnh sán lá phổi không gây ra triệu chứng khi mới bị nhiễm. Nhiều người bị bệnh sán lá phổi không bao giờ gặp bất kỳ triệu chứng nào. Khi các triệu chứng của bệnh sán lá phổi xảy ra, chúng bắt đầu từ vị trí và hoạt động của giun trong cơ thể (thay đổi theo thời gian).
Trong tháng đầu tiên hoặc lâu hơn, sau khi một người bị nhiễm, giun gây bệnh sán lá phổi di chuyển xuống bụng, gây ra các triệu chứng có thể bao gồm: Sốt; Khó chịu; Tiêu chảy; Đau bụng; Ngứa và phát ban.
Giun gây bệnh sau đó đi từ bụng đến ngực và gây ra các triệu chứng hô hấp, chẳng hạn như: Ho; Khó thở; Đau ngực (nặng hơn khi thở sâu hoặc ho).
Nếu không điều trị, bệnh sán lá phổi sẽ trở thành mạn tính và kéo dài trong nhiều thập kỷ.
Triệu chứng mạn tính của bệnh sán lá phổi thường gặp nhất là ho có đờm lẫn máu (ho ra máu) xuất hiện và hết một cách tự nhiên. Ngoài ra, người bệnh còn có dấu hiệu khác như đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy ra máu, u ở da vùng bụng hoặc chân xuất hiện và hết một cách tự nhiên theo thời gian.
Một số người bị bệnh sán lá phổi mạn tính không có triệu chứng đáng chú ý nào.
Dưới 1% những người bị bệnh sán lá phổi sẽ gặp tình trạng giun lây nhiễm đến não. Các triệu chứng gồm đau đầu, sốt, nôn mửa, động kinh...
Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh sán lá phổi là do bị nhiễm phải giun dẹp, sán lá hay sán lá phổi vì nó thường nhiễm vào phổi. Thông thường, nhiễm trùng xảy ra sau khi ăn cua chưa nấu chín hoặc tôm càng mang sán chưa trưởng thành. Khi bạn ăn phải, giun trưởng thành và phát triển bên trong cơ thể. Qua nhiều tháng, giun lây lan qua đường ruột và bụng, xâm nhập vào cơ hoành để vào phổi. Khi vào bên trong phổi, giun đẻ trứng và có thể tồn tại trong nhiều năm, gây ra bệnh sán lá phổi mạn tính (dài hạn).
|
Hình ảnh chụp sán lá phổi. Ảnh: Internet. |
Hầu hết các trường hợp nhiễm sán lá phổi xảy ra ở châu Á, Tây Phi và Nam, Trung Mỹ.
Cách phòng ngừa bệnh sán lá phổi
Chúng ta có thể phòng chống nhiễm bệnh sán lá phổi bằng cách không ăn cua đá (cua ở suối) nướng (vì phần lớn cua nướng có chỗ cháy nhưng có chỗ vẫn còn sống và sán vẫn tồn tại gây bệnh) hoặc cua chưa nấu chín dưới các dạng như mắm cua, uống nước cua sống... Tiêu diệt sán bằng việc điều trị đặc hiệu cho người bệnh và súc vật mang bệnh. Chỉ ăn cua nấu chín kỹ, tuy đến nay chưa tìm thấy ấu trùng sán lá phổi trong cua đồng nhưng cũng cần nấu chín kỹ để phòng bệnh.
Bệnh nhân cần nói rõ việc đã ăn cua đá hay ở trong vùng có cua đá để giúp thầy thuốc chẩn đoán đúng bệnh, tránh tình trạng chẩn đoán nhầm với lao như trước đây gây nhiều thiệt hại về kinh tế trong điều trị vì bệnh sán lá phổi chỉ điều trị trong 2 ngày nhưng nếu chẩn đoán nhầm là bệnh lao thì nhiều bệnh nhân phải điều trị lao hàng chục năm, có bệnh nhân điều trị tới 30 năm vẫn không khỏi bệnh.
Thảo Nguyên (TH)