1. Chữa táo bón
Dùng tay xoa bụng có thể làm tăng áp lực bụng, kích thích dây thần kinh trực tràng, thúc đẩy quá trình bài tiết phân, giảm táo bón.
Lấy rốn làm trung tâm, xoa quanh rốn theo chiều kim đồng hồ có thể chữa táo bón; còn xoa bụng ngược chiều kim đồng hồ có tác dụng giảm tiêu chảy nhất định.
|
Ảnh minh họa: Boldsky. |
2. Điều hòa lá lách, dạ dày
Người tỳ vị hư yếu sau bữa ăn dễ bị đầy bụng, trước khi đi ngủ xoa bụng đúng cách có thể đẩy nhanh nhu động ruột, thúc đẩy quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn, giảm triệu chứng đầy bụng.
3. Tốt cho gan
Ấn và xoa bụng có lợi cho khí huyết ở kinh gan lưu thông, kích thích các huyệt ở hai bên sườn, có tác dụng làm dịu mát gan, giảm phiền muộn.
4. Bổ thận khí, tăng cường miễn dịch
Khi thận khí đầy đủ thì cơ thể con người có khả năng chống lại bệnh tật tốt hơn.
Lưu ý, không thực hiện động tác xoa bụng vào những thời điểm sau:
1. Vừa ăn xong
Sau khi ăn xong, dạ dày ở trạng thái bão hòa, đạt hiệu suất làm việc tương đối cao. Xoa bụng một cách tùy tiện không những không thúc đẩy tiêu hóa và lưu thông máu mà còn gây ra một số kích thích cho dạ dày, gây khó chịu ở bụng, chuột rút thậm chí là ói mửa.
2. Trong thời kỳ kinh nguyệt
Đối với phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt, xoa bụng tùy tiện sẽ đẩy nhanh quá trình tuần hoàn máu dẫn đến khí huyết thất thoát nhanh hơn.
|
Ảnh minh họa: Boldsky. |
3. Vừa mới phẫu thuật vùng bụng hoặc bị đau bụng cấp tính
Những bệnh nhân vừa trải qua phẫu thuật vùng bụng tốt nhất không nên tùy tiện xoa bụng. Ngoài ra, những bệnh nhân mắc các bệnh cấp tính ở bụng như khối u, viêm phúc mạc, chảy máu nội tạng trong bụng cũng không nên xoa bụng, kẻo làm nặng thêm tình trạng bệnh.
Gợi ý: Mỗi ngày, trước khi đi ngủ, buổi sáng sau khi thức dậy và sau khi ngủ trưa là ba khoảng thời gian thích hợp để xoa bụng.
>>> Mời độc giả xem thêm video: "6 mẹo giảm cân dễ thực hiện tại nhà"
An An (Theo ABLW)