Hệ thống tiêu hóa:
Đại tràng hay còn gọi là ruột già, là một phần của ruột nằm giữa ruột non và trực tràng. Sau khi ăn, hệ thống tiêu hóa sẽ bắt đầu hoạt động. Thức ăn khi vào đến dạ dày, dưới sự tác động của các dịch tiêu hóa trong dạ dày sẽ bị nghiền nát và trở thành chất lỏng. Các chất dinh dưỡng sẽ được hấp thu ở ruột non, trong khi nước và muối khoáng được hấp thu ở ruột già hay đại tràng. Đại tràng cũng là nơi tham gia vào quá trình hình thành phân và đào thải phân khỏi cơ thể.
Hội chứng ruột kích thích là gì?
Hội chứng ruột kích thích còn gọi là bệnh đại tràng chức năng. Đây là một bệnh lý có ảnh hưởng đến đại tràng, gây nên những rối loạn chức năng hoạt động của đại tràng nhưng không gây ra tổn thương thực thể.
Do sự tăng nhạy cảm của đại tràng và do sự đáp ứng không phù hợp của các cơ tại đại tràng, hội chứng ruột kích thích là nguyên nhân của tình trạng đau bụng, táo bón, tiêu chảy hoặc đầy hơi. Tuy không có tổn thương thực thể trong đại tràng, nhưng bệnh này là một bệnh lý mãn tính và gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Triệu chứng bệnh lý:
Hội chứng ruột kích thích thường có những dấu hiệu lâm sàng rất đặc trưng:
-
Đi ngoài nhiều lần : là một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh Hội chứng ruột kích thích. Khi đại tràng hoạt động bình thường, tần suất đi ngoài có thể từ một đến nhiều nhất là hai lần trong một ngày. Việc đi cầu sẽ đảm bảo duy trì sự vận chuyển đường ruột của bạn và đảm bảo cung cấp các chất dinh dưỡng, cũng như nước và muối khoáng cho cơ thể bạn. Tuy nhiên khi sự co thắt của đại tràng không hoạt động tốt, mỗi lần đi ngoài phân không được đào thải ra hết và sau đấy bạn lại có nhu cầu đi ngoài tiếp. Đặt biệt bạn thường thấy có nhu cầu đi ngoài ngay sau khi ăn, nhất là vào buổi sáng. Có những người có nhu cầu đi ngoài đến 4-5 lần trong ngày hoặc hơn nữa.
-
Đầy hơi hoặc đau bụng: cũng là những triệu chứng thường gặp. Người bệnh thường có cảm giác trướng hoặc tức khó chịu ở bụng. Đôi khi còn thấy bụng phình to. Đau bụng xảy ra với tần suất không cố định trong ngày và thay đổi từ ngày này qua ngày khác.
Nguyên nhân và điều trị: Nguyên nhân gây ra bệnh Hội chứng ruột kích thích rất đa dạng, các chuyên gia đã liệt kê một số nguyên nhân thường gặp như sau :
- Chế độ ăn: Ở một số người, chỉ riêng việc ăn uống cũng có thể là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa. Thông thường, sự hấp thụ một thức ăn gây nên phản xạ giữa dạ dày và ruột, đẩy thức ăn di chuyển xuống. Ở những người mắc bệnh lý đường ruột, quá trình tiêu hóa thức ăn này có thể gây đau bụng, đầy hơi, khó chịu. Có những người bệnh, chỉ khi ăn những đồ ăn sống, tanh, lạ, không hợp vệ sinh mới có những biểu hiện trên.
- Stress :Stress do công việc hoặc trong gia đình gây căng thẳng thần kinh và gánh nặng tâm lý kéo dài
- Dùng thuốc: Một số thuốc kháng sinh, kháng viêmcó tác dụng không mong muốn đối với đường ruột. Các thuốc này cũng có những ảnh hưởng tiêu cực hơn đối với bệnh nhân có hệ thống đường ruột nhạy cảm.
- Tác nhân nhiễm trùng: Sau khi bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm virus (viêm dạ dày cấp tính,tiêu chảy cấp,…), ở một số người có xuất hiện tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài.
Đối với người trẻ tuổi, hội chứng ruột kích thíchbắt đầu trước tuổi 35 chiếm khoảng 50% và bệnh cũng thường gặp nhiều ở nữ giới do đặc thù về Hormon và cấu tạo giải phẫu đại tràng. Do bệnh Hội chứng ruột kích thích không gây ra tổn thương thực thể trong đại tràng nên việc xác định nguyên nhân và điều trị bằng tây y gặp nhiều khó khăn. Có thể nói hiện nay các chuyên gia y tế không thể kể tên một loại thuốc tây y nào có khả năng điều trị hiệu quả căn bệnh này.
Dùng thuốc đông y là một hướng ngày càng được người bệnh quan tâm. Theo quan điểm của đông y, nguyên nhân gây ra bệnh đường tiêu hóa là do sự rối loạn công năng của các tạng trong cơ thể. Các triệu chứng của đường tiêu hóa thuộc về chứng Tỳ hư, tùy mức độ biểu hiện bệnh mà có thể chẩn đoán do tỳ khí hư hay tỳ dương hư.
Một trong những bài thuốc cổ phương của đông y kinh điển trong điều trị các bệnh về hệ tiêu hóa ở Việt Nam và Trung Quốc là Tứ quân tử thang và Hương sa lục quân tử thang. Các bài thuốc này là kinh nghiệm qua hàng ngàn năm sử hiệu quả trên các bệnh nhân. Được cấu trúc với các vị Quân – Thần – Tá – Sứ, bài thuốc có tác dụng điều hòa, nâng cao cũng như bổ hệ thần kinh đường tiêu hóa.
Ở Việt Nam cũng có nhiều bài thuốc và vị thuốc quý điều trị hiệu quả bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Đại tràng hoàn Bà Giằng là một ví dụ điển hình. Thành phần bài thuốc Đại tràng hoàn Bà Giằng là sự kết hợp của 2 bài thuốc cổ phương Tứ quân tử thang (Đẳng Sâm, Bạch Truật, Bạch Linh, Cảm Thảo) và Hương sa lục quân tử thang (Đẳng Sâm, Hoàng Liên, Cam Thảo, Trần Bì, Mộc Hương, Sa Nhân) và gia giảm thêm một số dược liệu quý như Mạch Nha, Sơn Tra, Thần Khúc, Hoài Sơn, Nhục Đậu Khấu giúp cho bài thuốc đem lại tác dụng điều trị bệnh và phòng bệnh hiệu quả. Ngoài ra Đại tràng hoàn Bà Giằng là một trong rất hiếm bài thuốc Nam chữa bệnh tiêu hoá – viêm đại tràng được Bộ Y Tế công nhận và cấp giấy phép là Thuốc chữa bệnh.
Đại Tràng Hoàn Bà Giằng - "Tinh Hoa Từ 2 Bài Thuốc Cổ Phương"
Thành phần thuốc Đại tràng Bà Giằng bao gồm các dược liệu sau:
● Đẳng Sâm
● Bạch Truật
● Bạch Linh
● Cam Thảo
● Hoàng Liên
● Trần Bì
● Mộc Hương
● Sa Nhân
● Thần Khúc
● Nhục đậu khấu
● Mạch Nha
● Sơn Tra
● Hoài Sơn
Như vậy thành phần thuốc Đại tràng Bà Giằng là sự kết hợp của 2 bài thuốc cổ phương Tứ quân tử thang (Đẳng Sâm, Bạch Truật, Bạch Linh, Cảm Thảo) và Hương sa lục quân tử thang (Đẳng Sâm, Hoàng Liên, Cam Thảo, Trần Bì, Mộc Hương, Sa Nhân) và gia giảm thêm một số dược liệu quý như Mạch Nha, Sơn Tra, Thần Khúc, Hoài Sơn, Nhục Đậu Khấu giúp cho bài thuốc đem lại tác dụng điều trị hiệu quả và phòng bệnh các căn bệnh liên quan đến đường tiêu hoá:
• Rối loạn tiêu hoá
• Đau bụng đi ngoài
• Ăn uống khó tiêu – đầy hơi
• Viêm Đại tràng
Hơn nữa, đây là bài thuốc gia truyềnđã tồn tại hơn 100 năm nay, trải qua nhiều thế hệ, bài thuốc đã được minh chứng qua thời gian và giúp điều trị khỏi cho hàng ngàn bệnh nhân.
Đại tràng Bà Giằng được Bộ Y tế công nhận và cấp giấy phép là THUỐC CHỮA BỆNH
Tư vấn sản phẩm và dùng thuốc: 1800. 6036
Số giấy tiếp nhận Quảng cáo: 1270/12/QLD-TT
PV