Gần cưới còn “bỏ của chạy lấy người” vì thói xấu của bạn gái

Google News

Nhiều người nói: "Lựa chọn kết hôn nên xuất phát từ tình yêu". Nhưng nhiều khi chỉ cảm giác yêu thôi là chưa đủ, cần tỉnh táo nhìn nhận xem đối phương là người thế nào, có phù hợp với mình hay không.

Lê Quangbạn gái quen nhau được một năm do người thân giới thiệu. Lẽ ra thì hai người đã định tiến tới hôn nhân nhưng lời nói của bạn gái khiến Lê Quang bị "ngợp" và quyết định phải suy nghĩ lại. Cô bạn gái đã nói gì mà có thể thay đổi tình hình 180 độ như thế?
Bạn gái Lê Quang có công việc ổn định, thu nhập cũng không đến nỗi tệ, tầm vài ba chục triệu/tháng.
Nhưng anh nhận thấy nhiêu đó chưa đủ cho bạn gái sống hàng ngày.
Cô ấy thường xuyên hỏi vay tiền bạn bè. Mọi người cho cô ấy vay vì thể diện, nhưng cô ấy không bao giờ trả tiền đúng hẹn, có khi cũng không hẹn bao giờ sẽ trả lại tiền cho họ. Nhiều người đến lúc cần đòi cô ấy không được thì tìm sang Quang để đòi. Tất nhiên là anh sẽ trả cho bạn gái.
Nhưng bạn gái của Quang không dừng lại ở đó. Không chỉ vay bạn bè tiền tiêu vặt, mua đồ hiệu, cô ấy còn vay tiền ngân hàng để đầu tư. Cô ấy có khoản vay vài trăm triệu, đến lúc cần thanh toán, lại gọi Quang đứng ra trả hộ.
Vốn dĩ hai người định sẽ kết hôn nên Quang không ngại chuyện thay bạn gái trả tiền cho ngân hàng, nhưng anh cho rằng mình có quyền được biết bạn gái đã chi tiêu như thế nào, tại sao cô ấy luôn sống trong cảnh thiếu trước hụt sau như vậy.
Gan cuoi con “bo cua chay lay nguoi” vi thoi xau cua ban gai
Nghe bạn gái nói Quang chỉ còn biết tròn mắt ngạc nhiên: "Nói thế là nhà anh bỏ tiền "mua" em sao?. Ảnh minh họa
Đáng tiếc là bạn gái từ chối chia sẻ với Lê Quang.
Cô ấy cho rằng chi tiền cho vợ/bạn gái là nghĩa vụ của đàn ông, còn hỏi cô ấy đã chi tiêu thế nào thì đó lại là kiểm soát, gia trưởng.
Cô ấy bây giờ và cả sau này đều sẽ không có nghĩa vụ kê khai cho anh xem mình đã chi tiêu thế nào, "tiền của em kiếm được là tiền của em, tiền của anh cũng là tiền của em, có vậy hẵng cưới", cô ấy nói.
Vốn dĩ ngay từ đầu khi có ý định kết hôn, Quang cũng muốn sau này được đưa hết tiền cho vợ tay hòm chìa khóa mà không cần toan tính. Song nếu lấy một người vợ như thế này, thì việc giao hết cho cô ấy mà không cần quản lý lại có vẻ quá mạo hiểm.
Đàn ông thành đạt hay không do bàn tay người đàn bà đứng sau, anh không muốn công sức tuổi trẻ của mình trở nên đổ sông đổ bể, về già không có một xu chỉ vì một người vợ tiêu xài hoang phí chỉ biết "nã" tiền chồng.
Ngẫm nghĩ thêm, Lê Quang lại thấy bạn gái thật ra rất ích kỷ. Cô ấy được mẹ bạn trai tặng quà rất nhiều nhưng khi bà ốm, cô ấy không hề đến thăm chứ đừng nói tới quà cáp. Lúc bàn chuyện cưới, bố mẹ cô ấy hỏi Quang chuyện "đã có nhà riêng chưa, lấy nhau rồi hai đứa sẽ ở đâu, đừng để cho vợ con sau này phải khổ"...
Họ cũng "ra giá" tiền thách cưới 100 triệu, trong khi theo suy nghĩ của Quang, đó chỉ là thủ tục mang tính tượng trưng, hình thức, hai người sau này sống với nhau hạnh phúc mới là điều quan trọng.
Mang suy nghĩ này nói với bạn gái để bạn gái về bàn lại với bố mẹ, anh lại được cô ấy phân tích rằng: "Mấy đứa bỏ học lấy chồng thì có thể theo không về nhà chồng, học hết phổ thông chỉ cần tiền lễ vài triệu đồng, học hết cao đẳng đi lấy chồng thì thách cưới vài ba chục triệu.
Em được bố mẹ nuôi học hết đại học, lại đi làm kiếm ra tiền, tính ra giá thị trường, mỗi tháng em kiếm vài chục triệu mang về cho nhà anh, 100 triệu còn rẻ đấy!".
Nghe bạn gái nói Quang chỉ còn biết tròn mắt ngạc nhiên: "Nói thế là nhà anh bỏ tiền "mua" em sao? Đối với người sẽ lấy làm vợ, anh coi trọng hơn thế, nhưng không phải theo cách quy ra giá thị trường như thế này". Từ lúc ấy, kế hoạch đám cưới của họ rơi vào bế tắc.
Một cô gái không biết căn cơ, không nhìn xa trông rộng, kiếm được một tiêu hết 10, có tâm lý ỷ lại, dựa dẫm, "bóc lột" đàn ông, chắc chắn là cô gái sẽ khiến đàn ông e ngại nhất khi tính đến chuyện cưới về làm vợ.
Theo Dân Trí