1. Mắc Hội chứng TE
TE (Telogen Effluvium) là hội chứng xảy ra sau khi mang thai ở phụ nữ, do phẫu thuật, do sút cân quá mức, do stress trầm trọng... tất cả đều có thể dẫn đến rụng tóc từng mảng.
|
Mắc Hội chứng TE. |
Ngoài ra, còn do nguyên nhân rụng tóc khác như sử dụng thuốc chữa bệnh, nhất là thuốc chống trầm cảm, thuốc chẹn beta, thuốc kháng viêm không steroidal (non-steroidal).
Khi bị hội chứng TE, tóc thay đổi nhanh hơn bình thường, thời gian rụng tóc kéo dài 6 tuần đến 3 tháng, nhất là khi bị stress cao.
Cho đến nay vẫn chưa có phương pháp xét nghiệm hội chứng TE nhưng bác sĩ có thể hỏi người bệnh về một số điều liên quan đến căn bệnh này, nhất là về lối sống, mối quan hệ, sinh hoạt hàng ngày.... để biết nguyên nhân, đặc biệt là stress.
Trong một số trường hợp như mang thai, phẫu thuật hay dùng thuốc được xem là thủ phạm gây bệnh.
2. Do di truyền
Theo Viện da liễu Mỹ (AAD), nguyên nhân thứ 2 gây rụng tóc ở phụ nữ là do di truyền. Chuyên môn gọi là Androgenetic alopecia (rụng tóc do nội tiết tố nam), nguyên nhân khá phổ biến ở phụ nữ. Trong trường hợp này nôi tiết tố nam được xem là thủ phạm nếu nó hiện diện quá nhiều trong cơ thể phụ nữ.
Thủ phạm gây mọc nhiều lông trên người, nhất là những nơi lẽ ra không đáng có thì lại mọc nhiều. Những người mắc phải căn bệnh này thường xuất hiện rất sớm, ngay từ tuổi 20, nhất là nhóm có mẹ, chị mắc chứng rụng tóc.
Khi mắc bệnh, nên đi khám bác sĩ, bác sỹ sẽ tiến hành một số xét nghiệm cần thiết. Ví dụ như sinh thiết da đầu để xem nang tóc có được thay bằng các nang thu nhỏ hay không, đây là dấu hiệu chắc chắn của bệnh rụng tóc do di truyền. Để khắc phục tình và làm chậm quá trình rụng tóc nên bôi kem Minoxidil (Rogaine) mỗi ngày hai lần.
Kem có tác dụng cả cho nam lẫn nữ, tuy nhiên phụ nữ nên dùng loại thuốc có công thức thấp hơn để hạn chế tác dụng phụ. Trường hợp đang mang thai hoặc cho con bú thì không nên dùng kem này. Riêng đàn ông có thể điều trị bằng finasteride (Propecia), đây là thuốc uống có tác dụng tốt, nhất là những người bị hói đầu.
3. Do suy giáp
Tuyến giáp là căn bệnh phụ nữ dễ mắc phải, bệnh diễn ra khi cơ thể sản xuất quá ít hormone tuyến giáp.
Có hai dạng, một là suy giáp (hypothyroidism) do cơ thể sản xuất quá ít hormone, tuyến giáp hoạt động kém, ngược lại nếu có quá nhiều hormone sẽ phát sinh bệnh cường giáp (hyperthy roidism) hay tuyến giáp hoạt động quá mức.
Hormone tuyến giáp đảm nhận rất nhiều chức năng, đặc biệt là nhiệm vụ chuyển hóa, duy trì nhịp tim, ổn định tâm tính, giúp cho cơ thể sử dụng ôxy và năng lượng hiệu quả, giúp tóc da và móng tay phát triển tốt nhưng nếu hormone có quá nhiều hay quá ít đều gây ảnh hưởng đến chức năng cơ thể.
Ví dụ, nếu có quá ít hormone trong trường hợp suy giáp có thể gây tăng cân, mệt mỏi, táo bón, trầm cảm, thiếu tập trung, tóc rụng, móng chân, móng tay dễ gẫy, thường gặp ở nhóm phụ nữ trên 50. Trường hợp có quá nhiều hormone (cường giáp) có thể gây sút cân, nhịp tim nhanh, bồn chồn, khó chịu, da xấu, cơ yếu, mắt lồi, đặc biệt là rụng tóc do mức chuyển hóa của cơ thể cao.
Nên đi thử máu để kiểm tra các thông số liên quan đến hormone nhất là hormone kích thích tuyến giáp (TSH) do tuyến yên tiết ra. Nếu TSH cao chứng tỏ suy giáp, nếu thấp là cường giáp.
Khi biết bệnh bác sĩ sẽ kê đơn và dùng thuốc để đưa TSH về trạng thái bình thường hoặc dùng các phương pháp khác để giảm bệnh và cuối cùng sẽ giảm rụng tóc.
4. Thiếu máu do thiếu sắt
Do hành kinh ra đều đặn, hoặc do ăn uống không đủ chất, có thể gây thiếu sắt làm cho máu không đủ các tế bào máu đỏ. Đây là những tế bào làm nhiệm vụ vận chuyển ôxy đi nuôi các tế bào trong cơ thể để sản xuất năng lượng. Thiếu máu do thiếu sắt có thể dễ nhận biết như mệt mỏi, da xanh, thiếu sinh khí và yếu ớt. Ngoài ra còn hay mắc bệnh đau đầu, khó tập trung chân tay lạnh và hay rụng tóc và khó thở.
Nên đi thử máu để kiểm tra ferritin, protein làm nhiệm tích trữ sắt trong cơ thể. Ngoài ra bác sĩ có thể kiểm tra hàm lượng hematocrit để biết được lượng máu của cơ thể được tạo thành từ các tế bào máu đỏ.
Cách tốt nhất khắc phục tình trạng thiếu máu là bổ xung thực phẩm giàu sắt như thịt bò, thịt lợn, cá, rau xanh dạng lá, ngũ cốc tăng cường dinh dưỡng, đậu đỗ, ăn kèm thực phẩm giàu vitamin C để giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt.
Trung bình phụ nữ cần khoảng 18 mg sắt/ngày, nếu mãn kinh cần thêm 8mg, nên tư vấn bác sĩ để biết lượng sắt bổ xung hợp lý cho từng độ tuổi, nhất là những người mắc chứng rụng tóc. Ngoài sắt cũng nên bổ xung thêm Biotin silica và L-cysteine.
5. Mắc hội chứng PCOS
PCOS (Polycystic Ovarian Syndrome), tức hội chứng buồng trứng đa nang, căn bệnh phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh cao, có người mắc bệnh khi mới 11 tuổi. Nguyên nhân là do mất cân bằng hormone làm cho buồng trứng sản xuất ra quá nhiều nội tiết tố nam và cũng là nguyên nhân làm tăng vô sinh ở phụ nữ.
Hội chứng PCOS thường gây mọc lông mặt, kinh nguyệt thất thường, gia tăng mụn trứng cá và u nang buồng trứng, tóc rụng nhiều trong khi đó những nơi khác của cơ thể lông lại mọc nhiều quá mức cần thiết.
Nên thử máu để kiểm tra hàm lượng testosterone và DHEAS (dehydroepian drosterone), sản phẩm phụ của testosterone. Hội chứng PCOS có thể trị được bằng thuốc tránh thai như Yasmin, trong đó có cả chất kháng androgen làm ức chế testosterone.
Trường hợp không dùng thuốc tránh thai, bác sĩ có thể kê đơn cho dùng spironlactone (Aldactone) có tác dụng ức chế nội tiết tố nam, ngoài ra giảm cân cũng có tác dụng làm giảm tác động của nội tiết tố nam và làm giảm tụng tóc.
Theo Ngọc Anh/Đất Việt