Đi vệ sinh bao nhiêu lần một ngày mới là tốt nhất ?

Google News

Việc đi vệ sinh của mỗi người sẽ khác nhau, có người có thể sẽ đi ngoài mỗi ngày nhưng lại có người một tuần chỉ vài lần. Tùy theo cơ địa và sức khỏe mà có chế độ đi ngoài khác nhau.

Nên đi nhoài bao nhiêu lần mỗi ngày

Thật ra, phân có tới 75% là nước. Phần còn lại là hỗn hợp xác các loại vi khuẩn đã góp phần giúp chúng ta tiêu hóa thức ăn, các loại vi khuẩn vẫn còn sống, protein, các chất xơ không thể tiêu hóa và các loại chất thải từ gan và ruột.

Mức độ đi ngoài thực chất tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Thường thì, chúng ta sẽ cần dùng đến nhà vệ sinh cho việc này một lần mỗi ngày. Mỗi lần như vậy, cơ thể đào thải theo tỷ lệ cứ 5 kg trọng lượng cơ thể tương đương với 28g chất thải. Mặc dù đi vệ sinh một lần mỗi ngày là điều phổ biến, nhưng đây không phải là chuẩn mực. Thật ra, chỉ cần bạn đi ngoài không quá 3 lần mỗi ngày thì cơ thể bạn hoàn toàn khỏe mạnh nếu chất thải không quá lỏng hoặc quá đặc.

Di ve sinh bao nhieu lan mot ngay moi la tot nhat ?

Số lần đi ngoài và số lượng chất thải mà cơ thể bạn đào thải phụ thuộc rất nhiều vào thói quen ăn uống hằng ngày của bạn. Những yếu tố về gen và chế độ ăn uống có ảnh hưởng khá nhiều đến tần suất đi ngoài của bạn. Bạn tiêu thụ càng ít chất xơ thì số lần ra vào nhà vệ sinh càng ít (trung bình một người phụ nữ nên ăn từ 25g đến 30g chất xơ mỗi ngày).

Vệ sinh đường ruột thường xuyên là cần thiết

Hiện nay, nhiều người thường áp dụng phương pháp vệ sinh đường ruột bởi họ cho rằng, việc làm này sẽ loại bỏ chất độc hại tích tụ trong cơ thể do hệ quả của thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống không lành mạnh. Thế nhưng, một vài nghiên cứu gần đây của Mỹ đã tiết lộ những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe khi vệ sinh đường ruột. 

Theo các nhà nghiên cứu, chúng ta không thể tẩy sạch những chất độc mà không làm mất đi những thành phần có lợi cho đường ruột, tồi tệ hơn nữa là chẳng có chất độc nào được thải ra. 

Nguy cơ độc tố và những chất bẩn sẽ bít chặt ruột kết và hấp thụ ngược lại vào máu được các khoa học chứng minh là không chính xác. Hơn thế nữa, mỗi lần vệ sinh đường ruột, chúng ta sẽ thải ra ngoài nhiều vi khuẩn có lợi và chất điện giải cần cho cơ thể. Ước tính, có gần 1.000 loài vi khuẩn trú ngụ trong đường ruột, hỗ trợ quá trình tiêu hóa, giúp hấp thụ nước, men, chất xơ và vitamin.

Ngoài ra, tự vệ sinh đường ruột cũng gây ra những hậu quả nguy hiểm, thường gặp nhất là mất nước, thủng trực tràng, nhiễm trùng máu và mất khả năng kiểm soát cơ ruột.

Đại tiện càng lâu thì càng khỏe mạnh

Nhiều người thường có thói quen kéo dài thời gian “vệ sinh” bằng cách xem sách, báo và tạp chí và cho đây là cách thư giãn tốt trong nhà vệ sinh. Tuy nhiên, điều đó hoàn toàn có hại cho sức khỏe.

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng: “đi ngoài” kéo dài làm hậu môn chuyển tiếp liên tục giữa giai đoạn thư giãn sang giai đoạn căng thẳng, kích thích đệm hậu môn hoạt động quá mức dẫn đến bệnh trĩ, viêm tĩnh mạch.

Một nghiên cứu khác được công bố trên Neurogastroenterology & Motility năm 2009 cho biết, người thường xuyên đọc sách khi đại tiện có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao hơn người thường. Đồng thời, nghiên cứu trên tạp chí Colon & Rectum khẳng định, 40% bệnh nhân trĩ có thói quen đọc sách lâu trong nhà vệ sinh. 

Ngoài ra, vô số nghiên cứu cho thấy, sách báo và điện thoại được sử dụng trong nhà vệ sinh có thể bị nhiễm khuẩn E.coli và gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Các chuyên gia khuyến cáo, việc ăn nhiều chất xơ và đừng đi vệ sinh quá lâu sẽ giúp việc đại tiện dễ dàng hơn.

Theo Khoevadep