Đi nhón gót nửa năm, cơ thể người phụ nữ thay đổi kỳ diệu

Google News

Nửa năm sau khi đi bộ kiễng chân, cô Vương không chỉ cải thiện giấc ngủ mà còn trải qua những thay đổi kỳ diệu trên cơ thể.

Cô Vương, 45 tuổi, ở Hắc Long Giang, Trung Quốc, mắc chứng mất ngủ kinh niên, mặc dù đã áp dụng một số biện pháp đối phó nhưng kết quả không khả quan cho lắm. Tìm hiểu thông tin, cô Vương thấy rằng đi bộ nhón gót hay đi bộ kiễng chân tốt cho sức khoẻ nên quyết định thử áp dụng cách này.
Tham khảo cách đi nhón gót chính xác, từ đó, cho dù là đi chợ hay đi dạo, cô Vương luôn nhắc nhở bản thân phải đi nhón gót, trước khi đi ngủ cô cũng tập nhón chân trên giường.
Lúc đầu, gia đình không hiểu hành vi của cô Vương. Tuy nhiên, nửa năm sau, họ đã nhìn thấy những thay đổi ở cô Vương và dần dần nhận ra phương pháp tập thể dục của cô ấy rất có ích.
Ban đầu, cô Vương tập kiễng chân chủ yếu để cải thiện chứng rối loạn giấc ngủ của mình. Sau khi kiên trì trong hai tuần, chứng mất ngủ của cô Vương đã được cải thiện, có thể ngủ ngay sau khi nằm trên giường. Nửa năm sau khi kiễng chân, cô Vương không chỉ cải thiện giấc ngủ mà còn trải qua những thay đổi kỳ diệu trên cơ thể, cụ thể như sau:
Di nhon got nua nam, co the nguoi phu nu thay doi ky dieu
Ảnh minh họa.  
1 - Cải thiện táo bón
Trước đây, cô Vương bị táo bón nhẹ. Sau nửa năm tập kiễng chân, tình trạng táo bón của cô cũng được cải thiện. Trên thực tế, kiễng chân có thể cải thiện tình trạng táo bón, điều này hoàn toàn hợp lý về mặt lý thuyết.
Táo bón nguyên nhân chủ yếu là do nhu động ruột chậm lại, chế độ ăn uống không đủ chất xơ, đi nhón chân có thể thúc đẩy cơ bắp chân co rút, từ đó thúc đẩy tuần hoàn máu, cải thiện cung cấp máu cho đường tiêu hóa, chắc chắn sẽ cải thiện được tình trạng táo bón.
2 - Cải thiện chức năng tim
Trước đây, cô Vương sẽ cảm thấy tức ngực và khó thở sau khi vận động mạnh một chút. Sau nửa năm kiễng chân tập luyện, chức năng tim của cô cũng được cải thiện, dù vận động vất vả nhưng tình trạng tức ngực, khó thở của cô cũng không còn rõ rệt như trước.
Trên thực tế, khi một người kiễng chân, sự co cơ của chân có thể ép các mạch máu, điều này có thể ép máu ngoại biên về tim. Về lâu dài, nó có thể tăng cường chức năng của tim.
Đồng thời, khi một người kiễng chân, nhịp tim có thể đạt tới 150 nhịp/phút, nhịp tim tăng lên trong thời gian ngắn cũng có thể rèn luyện tim.
Di nhon got nua nam, co the nguoi phu nu thay doi ky dieu-Hinh-2
Ảnh minh họa. 
3 - Tình trạng trĩ được cải thiện
Cô Vương trước đây bị bệnh trĩ, vì triệu chứng không nghiêm trọng nên cô cũng không để tâm. Một thời gian trước, chỉ cần cô Vương ăn cay một chút, bệnh trĩ của cô sẽ nặng thêm. Kể từ khi đi kiễng chân, dù cô Vương ăn cay một chút thì bệnh trĩ của cô cũng không nặng thêm.
Sở dĩ kiễng chân có thể cải thiện tình trạng bệnh trĩ chủ yếu là do kiễng chân cần thực hiện động tác hóp bụng và nâng hậu môn, từ đó có thể cải thiện quá trình lưu thông máu ở hậu môn, từ cải thiện và làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ.
>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Những bài tập Tabata cho bạn giảm cân nhanh nhất

Nguồn video: VTV

Kiều Dụ (Theo TT)