Dền được chia làm hai loại là dền xanh và dền đỏ. Loại rau này rất giàu dinh dưỡng, được ví như “rau trường sinh”. Phân tích thành phần, các nhà khoa học nhận thấy rau dền chứa nhiều vitamin, khoáng chất. Đặc biệt, hàm lượng canxi trong chúng cao hơn sữa. Rau dền còn chứa vitamin K có tác dụng thúc đẩy quá trình hấp thụ canxi.
Theo tính toán, cứ 100g rau dền chứa 2,8g protein, 2110mg caroten, 352mg vitamin A, 47mg vitamin C, 2,2g chất xơ, 0,36mg vitamin E, 10,03mg vitamin B, 0,12 miligam vitamin B và 0,3 gam chất béo, Niacin 1,1 mg, Canxi 280 mg, Sắt 3,4 mg, Kẽm 0,8 mg, Phốt pho 59 mg, Magiê 119 mg, Natri 32,4 mg, Niacin 0,8 mg, Selen 0,52 mg, Mangan 0,78 mg.
Không chỉ y học hiện đại đánh giá cao lợi ích của rau dền, y học cổ truyền cũng chỉ ra dền tính mát, vị ngọt. Ăn rau này có tác dụng phòng bệnh, bồi bổ sức khỏe, thúc đẩy sự phát triển của trẻ em, phòng ngừa thiếu máu, thanh nhiệt lợi tiểu, tiêu thấp giải độc, giảm cân, chống táo bón.
|
Dền xanh thân giòn, màu xanh mướt thích hợp để chế biến món xào. Ảnh minh họa. |
Lợi ích sức khỏe của rau dền từ lâu được ghi nhận. Vậy nhưng rau dền có hai loại là dền đỏ và dền xanh. Nhiều người băn khoăn nên sử dụng loại nào ngon bổ hơn. Giải đáp thắc mắc này, trang Sohu cho rằng lợi ích sức khỏe của dền xanh và dền đỏ về cơ bản có sự tương đồng. Việc lựa chọn loại nào phụ thuộc vào cách chế biến và mục đích sử dụng.
Về hương vị, dền đỏ thân mềm, khi chế biến tiết nước màu đỏ nên thích hợp để nấu canh. Bên cạnh đó, bạn có thể tận dụng nước dền đỏ để tạo màu cho các món ăn.
Trong khi đó, dền xanh thân giòn và chắc hơn, khi chế biến ít tiết nước nên thích hợp để xào. Dền xanh xào cũng có màu hấp dẫn hơn hẳn so với việc xào dền đỏ.
|
Dền đỏ tiết nhiều nước, thân mềm, thích hợp để nấu canh. Ảnh: Sohu |
Về dinh dưỡng, dền đỏ chứa nhiều sắc tố đỏ và flavonoid hơn dền xanh. Đặc biệt, lượng vitamin E trong dền đỏ cao gấp 3 lần dền xanh. Có thể nói, lượng dinh dưỡng trong dền đỏ được đánh giá cao hơn. Do đó, những người cần bổ sung dinh dưỡng nên lựa chọn dền đỏ.
Dền đỏ và dền xanh đều là những thực phẩm có giá trị cao. Để có lợi, bạn không nên nấu dền chung với rau bina. Được biết, bina chứa nhiều axit oxalic, trong khi dền chứa nhiều canxi. Sử dụng chung khiến axit oxalic khó hấp thụ trong môi trường cơ thể. Lâu dần có thể tăng nguy cơ tạo sỏi.
Bên cạnh đó, dền cũng không nên ăn cùng mù tạt. Sử dụng riêng biệt, cả hai đều mang lại lợi ích sức khỏe ấn tượng. Vậy nhưng sử dụng chung sẽ tạo độc tố, gây phản ứng ngộ độc thực phẩm với những triệu chứng như buồn nôn, nôn, khó tiêu, tiêu chảy, đầy bụng,...
>>> Mời độc giả xem thêm video: Thực phẩm cần tránh khi mang thai
Định Tâm (Theo SH)