Ung thư cổ tử cung giống như hầu hết các loại ung thư, giai đoạn đầu bao giờ cũng dễ dàng điều trị và có kết quả tốt nhất. Đó là lý do tại sao cả CDC và Hiệp hội Ung thư Mỹ khuyến cáo rằng tất cả phụ nữ nên bắt đầu làm các xét nghiệm Pap thường xuyên ở tuổi 21.
Đau vùng xương chậu
TS Anderson nói rằng triệu chứng đau vùng chậu là "một trong những dấu hiệu quan trọng". Ông cho biết các cơn đau có thể được khuếch tán, hoặc có thể xuất hiện trong bất kỳ khu vực nào ở xương chậu, có thể đau buốt hoặc âm ỉ.
|
Ảnh minh họa. |
Thay đổi thói quen đi tiểu
Đi tiểu thường xuyên hoặc cảm giác như bạn luôn muốn đi là những triệu chứng liên quan đến căn bệnh này, BSJoshua Cohen nói.
Ngoài ra cũng cần quan tâm đến đặc điểm của phân khi đi tiêu xem có dính máu không, nếu câu trả lời là có trong khoảng thời gian trên 1 tuần thì có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung.
TS Anderson cho biết, tất cả các triệu chứng trên có nhiều khả năng xuất hiện trong độ tuổi sau 30, 40, hoặc 50 tuổi. "Chúng tôi cũng thấy ung thư cổ tử cung xuất hiện ở phụ nữ ở độ tuổi 20, nhưng độ tuổi trung bình là khoảng 45 tuổi" ông cho biết thêm.
Chảy máu âm đạo bất thường
Chảy máu âm đạo bất thường là triệu chứng liên quan nhiều nhất đến ung thư cổ tử cung. BS Joshua Cohen, chuyên khoa ung thư phụ khoa tại UCLA, ĐH California, Mỹ cho biết: "Tình trạng này có thể xuất hiện sau khi giao hợp hoặc giữa kỳ kinh nguyệt" ông nói. Lượng máu ra nhiều hơn chu kỳ kinh nguyệt bình thường hoặc chảy máu sau khi mãn kinh cũng là những dấu hiệu tiềm ẩn của ung thư cổ tử cung”.
Chu kì kinh nguyệt bất thường
Khi cổ tử cung bị kích thích do ung thư cổ tử cung, nó sẽ tác động đến quá trình phát triển và rụng trứng. Sự cân bằng hormone cũng bị thay đổi. Kết quả là chu kì kinh nguyệt của bạn không được bình thường như trước đây. Bạn có thể bị trễ kinh, kinh nguyệt kéo dài hoặc máu kinh nguyệt có màu đen sẫm... Vì vậy, chị em không được bỏ qua dấu hiệu khác thường này.
Đau lưng
Vùng chậu hoặc đau lưng, đặc biệt là ở khu vực lưng dưới cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung. Bạn càng phải cảnh giác hơn nếu thấy cơn đau lan xuống chân và thậm chí gây ra sưng (phù) ở chân.
Chân bị sưng
Khi bạn nhìn thấy đôi chân của bạn sưng lên mà không có lý do, đây có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung. Có nhiều lý do cho việc sưng chân tuy nhiên không thể loại trừ khả năng bạn đã mắc ung thư cổ tử cung.
Giảm cân
Một số triệu chứng của căn bệnh này có thể khiến bạn chán ăn. Cổ tử cung sưng cũng có thể chèn ép dạ dày, làm giảm khả năng ăn uống và gây sụt cân.
Một số biện pháp phòng ngừa ung thư cổ tử cung
Không quan hệ tình dục sớm
Quan hệ sớm (ở tuổi dậy thì) là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ lây nhiễm vi rút HPV. Cơ thể của các em gái trong giai đoạn này tự bảo vệ rất kém trước sự tấn công của các vi rút gây bệnh. Các bệnh lây lan qua đường tình dục ở lứa tuổi này cũng nhanh hơn do các màng nhầy đang ở giai đoạn vô cùng nhạy cảm.
Thăm khám phụ khoa định kỳ
Bên cạnh đó những bạn gái đã có quan hệ tình dục, ngoài tiêm vaccin phòng bệnh cần thực hiện khám phụ khoa định kỳ và tầm soát bằng phương pháp phết tế bào cổ tử cung (PAP smear) định kỳ, ít nhất 1 năm/ 1 lần, để phát hiện kịp thời và có giải pháp điều trị ở những giai đoạn sớm của bệnh.
Theo An Nhiên/Khỏe & Đẹp