Dấu hiệu cảnh báo cơ thể bị thiếu máu

Google News

Thường xuyên mệt mỏi, hụt hơi, đau đầu hay nhịp tim đập nhanh là những dấu hiệu phổ biến của tình trạng thiếu máu của cơ thể.

Thiếu máu xảy ra khi bạn không có đủ hồng cầu. Các tế bào di chuyển bằng sắt và hemoglobin - loại protein giúp mang oxy qua máu đến các cơ quan trong cơ thể.

Thiếu máu có thể khiến con người cảm thấy mệt mỏi, lạnh hơn bình thường hoặc làn da trông nhợt nhạt. Điều này là do các cơ quan trong cơ thể không nhận được lượng oxy cần thiết để thực hiện nhiệm vụ của chúng. Một số người phát hiện bị thiếu sắt khi đi hiến máu.

Dau hieu canh bao co the bi thieu mau

Lượng sắt trong cơ thể thấp thường là nguyên nhân chính gây thiếu máu. Ảnh: Healthnutritionist.

Nguyên nhân gây thiếu máu

Theo Cleveland Clinic, nguyên nhân phổ biến nhất của thiếu máu là lượng sắt trong cơ thể thấp. Loại thiếu máu này được gọi là thiếu máu do thiếu sắt. Cơ thể cần lượng sắt nhất định để tạo ra hemoglobin. Nếu không có đủ chất sắt, cơ thể không thể sản xuất đủ hemoglobin cho các tế bào hồng cầu.

Ngoài ra, chế độ ăn uống thiếu vitamin B12, axit folic hoặc cơ thể không thể sử dụng hay hấp thụ các chất này cũng gây ra thiếu máu.

Chế độ ăn uống thiếu những chất này và các chất dinh dưỡng quan trọng khác có thể gây giảm sản xuất hồng cầu. Điều này có thể dẫn đến thiếu máu do thiếu vitamin, còn được gọi là thiếu máu ác tính.

Một số bệnh - chẳng hạn ung thư, HIV/AIDS, viêm khớp dạng thấp, bệnh thận, bệnh Crohn và các bệnh viêm cấp tính hoặc mạn tính khác - có thể cản trở việc sản xuất các tế bào hồng cầu, làm tăng nguy cơ thiếu máu.

Bệnh thiếu máu bất sản có thể gây nguy hiểm đến tính mạng xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ tế bào hồng cầu. Nguyên nhân của tình trạng hiếm gặp này bao gồm nhiễm trùng, một số loại thuốc, bệnh tự miễn dịch và tiếp xúc với hóa chất độc hại.

Nhiều loại bệnh như bạch cầu và bệnh xơ tủy có thể gây thiếu máu bằng cách ảnh hưởng việc sản xuất máu trong tủy xương.

Chứng thiếu máu tán huyết phát triển khi các tế bào hồng cầu bị phá hủy nhanh hơn mức tủy xương có thể thay thế chúng. Một số bệnh về máu làm tăng quá trình phá hủy hồng cầu. Bạn có thể bị di truyền bệnh thiếu máu tán huyết hoặc phát triển bệnh sau này trong cuộc đời.

Thiếu máu hồng cầu hình liềm là tình trạng di truyền và đôi khi nghiêm trọng. Nguyên nhân là một dạng hemoglobin bị khiếm khuyết buộc các tế bào hồng cầu phải có hình dạng hình lưỡi liềm bất thường. Các tế bào máu không đều này chết sớm, dẫn đến tình trạng thiếu hồng cầu mạn tính.

Dau hieu canh bao co the bi thieu mau-Hinh-2

Mệt mỏi, đau đầu là những dấu hiệu phổ biến cảnh báo bạn bị thiếu máu. Ảnh: Chicagohealthonline.

Triệu chứng thiếu máu

Theo Mayo Clinic, một số dấu hiệu và triệu chứng xảy ra ở tất cả dạng thiếu máu, chẳng hạn mệt mỏi, khó thở và cảm thấy lạnh. Những dấu hiệu khác bao gồm chóng mặt hoặc suy nhược, đau đầu, đau lưỡi, da nhợt nhạt, khô hoặc dễ bị bầm tím, cử động ngoài ý muốn ở cẳng chân (hội chứng chân không yên), tim đập nhanh.

Thiếu máu có thể gây ra các ảnh hưởng khác đến cơ thể ngoài việc cảm thấy mệt mỏi hay lạnh. Các dấu hiệu khác cho thấy bạn có thể đang thiếu sắt bao gồm móng tay giòn hoặc hình thìa và dễ bị rụng tóc. Bạn cũng có thể cảm nhận vị giác thay đổi hoặc bị ù tai.

Các loại thiếu máu khác nhau có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng khác. Những người bị thiếu máu hồng cầu hình liềm thường dễ gặp biến chứng về tim, phổi.

Nếu bạn bị thiếu máu mà không được điều trị, nó có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim (nhịp tim không đều), tim to hoặc suy tim. Bạn cũng có nhiều nguy cơ bị nhiễm trùng, dễ bị trầm cảm.

Trường hợp hiếm, thiếu sắt có thể gây ra thói quen nhai đá. Đây là dấu hiệu của bệnh pica, tình trạng bao gồm ăn những thứ không thực sự là thức ăn như phấn hoặc bụi bẩn. Vì vậy, pica cũng là dấu hiệu của sự thiếu hụt sắt và thường thấy ở trẻ em bị thiếu máu.

Người có nguy cơ cao bị thiếu máu

Bất kỳ ai cũng có thể phát triển bệnh thiếu máu, mặc dù những nhóm sau đây có nguy cơ cao hơn:

- Phụ nữ: Mất máu trong kỳ kinh nguyệt và khi sinh nở có thể dẫn đến thiếu máu. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn có chu kỳ kinh nguyệt ra nhiều hoặc một tình trạng như u xơ tử cung.

- Trẻ em, độ tuổi từ 1 đến 2: Cơ thể cần nhiều sắt hơn trong giai đoạn tăng trưởng. Trẻ trong giai đoạn này có thể nhận được ít chất sắt hơn khi chúng phải cai sữa mẹ hoặc sữa công thức để chuyển sang thức ăn đặc. Cơ thể không dễ dàng hấp thụ sắt từ thức ăn thô.

- Người trên 65 tuổi: Những người trên 65 tuổi có nhiều khả năng có chế độ ăn nghèo chất sắt và mắc một số bệnh mạn tính.

- Người đang dùng thuốc làm loãng máu: Những loại thuốc này bao gồm các loại thuốc bao gồm aspirin, clopidogrel, các sản phẩm

Theo Phương Mai/Zingnews