Đắp mặt nạ tiền triệu da vẫn xấu vì không "căn" khung giờ vàng

Google News

Đắp mặt nạ đóng vai trò như một bước dẫn để kem dưỡng ẩm phát huy tác dụng tối đa khi đi vào sâu trong da giúp cấp ẩm tuyệt đối.

Đắp mặt nạ là bước chăm sóc da rất cần thiết để bổ sung độ ẩm trên da, cung cấp dưỡng chất và tăng sức đề kháng cho da cũng như tạo hiệu ứng ẩm mượt vô cùng thư giãn.

Làm sạch là một khâu quan trọng trong việc chăm sóc da. Nếu đắp mặt nạ khi da còn nhiều bụi bẩn, không chỉ ảnh hưởng tới khả năng thẩm thấu mà còn là điều kiện để vi khuẩn phát triển. Việc cần làm trước khi đắp mặt nạ là xông hơi hoặc rửa mặt sạch bằng nước ấm. Vừa giúp lỗ chân lông giãn nở, vừa hấp thụ dưỡng chất từ mặt nạ một cách hữu hiệu.

Dap mat na tien trieu da van xau vi khong

Làm sạch là một khâu quan trọng trong việc chăm sóc da. Ảnh minh họa: Internet

Thời điểm đắp mặt nạ tốt nhất

Theo các chuyên gia thời điểm đắp mặt nạ tối ưu nên trong khoảng 8 – 10h tối. Các chuyên gia cho rằng trong khoảng thời gian từ 0h đến 3h sáng là thời điểm da đang tái tạo và phục hồi. Khi chăm sóc da bằng mặt nạ trước 0h sáng sẽ giúp các dưỡng chất của mặt nạ được đưa vào tận đáy da và hỗ trợ cho các quá trình skincare khác được hiệu quả nhất.

Bạn đắp mặt nạ muộn nhất vào 10h tối, bạn bắt đầu chuẩn bị đi ngủ để da và cơ thể có thời gian nghỉ ngơi. Sau đó vào ban đêm nó sẽ được tái tạo mạnh nhất ở bên trong, ở bên ngoài lại có lớp dưỡng chất chuyên sâu của mặt nạ bổ trợ, từ đó giúp da chạm ngưỡng đẹp đỉnh cao, phát huy tối đa công dụng của mặt nạ dưỡng da.

Trước khi đắp mặt nạ, bạn phải tẩy trang và làm sạch da mặt để loại bỏ triệt để dầu, bụi bẩn, lớp sừng thừa trên bề mặt da, để dưỡng chất của mặt nạ thấm sâu vào đáy da hiệu quả nhất.

7 sai lầm đắp mặt nạ dưỡng da:

Bỏ qua bước làm sạch da trước khi đắp mặt nạ

Sử dụng mặt nạ không phù hợp với loại da.

Tần suất đắp mặt nạ dưỡng da như nào là hợp lý?

Không chăm sóc vùng da quanh mắt.

Đắp mặt nạ quá dày hoặc mỏng.

Để mặt nạ quá lâu trên da.

Theo Vy An/Phụ nữ Sức khỏe