Do nhiều nữ thần như Phạm Băng Băng hay Chí Linh có bí quyết làm đẹp là đắp mặt nạ mỗi ngày nên rất nhiều người bắt chước phương pháp này, nhưng lại đem lại hiệu quả không như mong muốn.
Chị T. là một người nghiện mặt nạ, vì muốn khiến cho da mặt trở nên căng bóng trẻ trung, đều sẽ đắp mặt nạ cấp ẩm 2 lần/ ngày. Hơn nữa, vì để tận dụng hết tinh hoa có trong mặt nạ, mỗi lần đắp đều trên 30 phút. Kết quả khiến chị không ngờ đến, làn da chẳng những không căng bóng mà còn trở nên thô ráp, có những lúc còn tự nhiên nổi mẩn đỏ và ngứa, suýt chút nữa thì hỏng cả khuôn mặt!
Sau khi kiểm tra, bác sĩ da liễu cho biết nguyên nhân dẫn đến da ngày càng khô và có cảm giác ngứa là do đắp mặt nạ quá lâu khiến da bị mất nước và thiếu ẩm, không thể hấp thụ hết tinh chất trên mặt nạ mà còn bị tổn thương do mất nước.
Ngày nào cũng đắp mặt nạ, cẩn thận làn da trở nên mẫn cảm
Mặt nạ có thể trong thời gian ngắn bổ sung đủ chất dinh dưỡng và độ ẩm cho da, nhưng không được sử dụng quá thường xuyên. Nếu đắp mặt nạ quá nhiều lần trong ngày sẽ khiến cho da không thể hấp thụ, từ đó gây nên một số bệnh về da.
|
Ảnh minh họa. |
Tế bào da của con người có “chức năng ngậm nước”: ở môi trường kín và ẩm, khả năng thẩm thấu của các tế bào da và khả năng hấp thụ của da có thể tăng lên 30-50 lần. Đắp mặt nạ quá thường xuyên cũng giống như bình thường ngâm chân tay trong nước quá lâu, da sẽ trở nên khô ráp, đồng thời còn bị nhăn nheo và bong tróc da.
Một tuần đắp mặt nạ 2 lần là đủ
Đắp mặt nạ quá thường xuyên không những khiến da mặt trở nên khô ráp mà còn khiến làn da bạn trở nên mẫn cảm. Nguyên nhân chính là do chức năng ngậm nước của da vượt qua mức giới hạn khiến chức năng che chắn của da bị suy giảm, thậm chí đến một số chất bảo quản trong mặt nạ cũng bị hấp thụ, khiến da không thể chống lại những hạt bụi bẩn có trong không khí, dễ dàng hình thành da mẫn cảm.
Do vậy, một tuần chỉ nên đắp mặt nạ khoảng 2 lần là đủ.
Mỗi lần chỉ cần đắp 15 phút là tốt nhất
Có người một khi đắp mặt nạ sẽ để mặt nạ trên mặt hàng tiếng đồng hồ, thậm chí để qua đêm vì muốn hấp thụ hết tất cả những tinh hoa có trong mặt nạ.
Cách làm này là sai lầm to lớn!
Đắp mặt nạ thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến chức năng trao đổi của các tế bào trên bề mặt da, không có lợi cho quá trình phân giải và đào thải chất.
Hơn thế, nếu mặt nạ trở nên khô ráo tức là lúc này khả năng khuếch tán các chất dinh dưỡng vào da mặt sẽ bị giảm đi rất nhiều. Do vậy, thời gian lý tưởng để đắp mặt nạ là khoảng 15 phút, trước khi mặt nạ bị khô thì nên lấy xuống, nếu không lớp mặt nạ bị khô này sẽ hút ngược lại những phần tử nước có trong da.
Sau khi đắp mặt nạ nhớ phải rửa mặt lại với nước
Có 2 loại mặt nạ: mặt nạ giấy và mặt nạ dạng sáp.
Về mặt hấp thụ, mặt nạ giấy có vẻ tốt hơn vì nó cách ly không khí tốt hơn. Nhưng đối với những người có làn da hỗn hợp thì mặt nạ dạng sáp được ứng dụng linh hoạt hơn. Rất nhiều người có làn da hỗn hợp vùng da chữ T thường ra dầu, mà những vùng khác trên mặt lại khô ráp. Sử dụng dạng mặt nạ sáp có thể phân từng vùng da để đắp theo từng loại mặt nạ có công dụng tương ứng với vùng da ấy, từ đó đạt được hiệu quả tốt hơn mặt nạ giấy.
Tuy nhiên, dù dùng loại mặt nạ nào thì sau khi dùng sau cũng nên rửa mặt. Chưa nhắc đến việc những chất lỏng của mặt nạ còn sót lại trên mặt sẽ gây cảm giác dính khó chịu, mà những chất còn sót lại này cũng không hề có lợi cho da. Da mặt đã được “ăn no”, những “thức ăn thừa” này cần phải đổ đi, nếu không sẽ đem lại hiệu quả không tốt.
Theo Mộc Miên/Helino