Trước đây, Hội Nhi khoa Mỹ (AAP) cho rằng cha mẹ nên được “khuyến khích” không đánh đòn con. Nhưng các nghiên cứu hiện nay khẳng định cha mẹ hoàn toàn không nên đánh, đánh, tát, đe dọa, sỉ nhục, làm nhục hoặc làm xấu mặt con cái.
Nhóm bác sĩ nhi khoa hàng đầu của nước này đã nhấn mạnh thêm khuyến cáo của mình chống lại việc đánh đòn và các hình phạt thể chất khác đối với trẻ vì khả năng gây hại lâu dài của những hành vi này.
|
Ảnh minh họa |
Hội Nhi khoa Hoa Kỳ cho biết những tổn hại này bao gồm tính nết hung hăng, sự thay đổi não bộ, lạm dụng thuốc, chất kích thích, ma túy và hành vi tự tử ở tuổi trưởng thành. Thay cho việc đánh đập, đe dọa, sỉ nhục trẻ, các nhà nghiên cứu khuyên cha mẹ nên tìm hình thức kỷ luật lành mạnh.
Trong khi một số cha mẹ vẫn tin rằng hình phạt thể chất có thể dẫn đến những cải thiện trong hành vi một cách nhanh chóng và hiệu quả, các nghiên cứu khẳng định sự đánh đòn không hề hiệu quả hơn so với những hình phạt không liên quan đến thể chất như đặt ra giới hạn thời gian, hết thời gian chờ, thiết lập các giới hạn vững chắc và cảnh báo hậu quả không mong muốn.
Mặc dù thực tế có những trẻ em bị ăn đòn nhưng vẫn lớn lên khỏe mạnh và hạnh phúc; tuy nhiên có quá nhiều bằng chứng cho thấy rằng đánh đòn là không cần thiết và có nguy cơ cao sẽ dẫn đến tổn hại lâu dài cho trẻ.
Các nghiên cứu được công bố trong suốt hai thập kỷ qua đã củng cố bằng chứng rằng sự đánh đòn có thể làm cho trẻ nhỏ hung hăng và thách thức hơn.
Các nghiên cứu khác liên kết sự trừng phạt về thể chất ở trẻ em với những thay đổi về não bộ sau đó ở người trưởng thành trẻ tuổi, cho thấy hậu quả giảm chất xám và tăng nồng độ hormone căng thẳng.
Hành vi tự tử, lạm dụng chất kích thích và giận dữ là một trong những hậu quả tiềm ẩn lâu dài của việc bị đánh đòn.
Các nhà nghiên cứu cũng cảnh báo chống lại việc lạm dụng lời nói khắc nghiệt với trẻ, bao gồm cả những lời nói khiến trẻ xấu hổ, mất mặt. Những cách ứng xử này đối với trẻ có mối liên hệ với bệnh trầm cảm và các vấn đề hành vi ở thanh thiếu niên.
An Lê/ Theo DaillyMail