Con dâu vừa sinh cháu, bố chồng đưa một thứ khiến con ứa nước mắt

Google News

Tôi tự thấy mình là một người phụ nữ may mắn, được gả vào một gia đình có phúc, dù nhà chồng tôi không hề giàu có gì.

Từ xưa đến giờ, mối quan hệ giữa nàng dâubố mẹ chồng, gia đình bên chồng, cứ thường bị mọi người nhìn nhận theo chiều hướng tiêu cực, phức tạp.
Họ nói "khác máu tanh lòng mà", tự nhiên phải chung sống với nhau, nhận nhau là gia đình chỉ vì vừa có một người đàn ông bước vào cuộc đời của một cô gái mà thôi.
Phụ nữ đi lấy chồng phải tìm cách hòa nhập với nhà chồng. Gặp nhà chồng thân thiện thì may phước cho cô ấy, phải nhà chồng ghê gớm thì họ không chỉ can thiệp thô bạo vào cuộc sống đôi vợ chồng trẻ, mà còn khiến cho con cái phải bỏ nhau.
Ấy là tôi đã nghe nhiều người nói như vậy, nhưng từ khi tôi lấy chồng, cuộc sống bên gia đình chồng của tôi không như thế.
Tôi đã là mẹ của hai đứa trẻ. Con lớn của tôi năm nay 3 tuổi, còn đứa nhỏ thì tôi mới từ viện sinh cháu về được ít lâu. Người ta nói, phụ nữ muốn biết chồng/gia đình chồng đối với mình thế nào thì cứ nhìn vào cách họ đối đãi khi mình mang thai và sinh nở, không thể đi làm vì phải ở nhà trông con. Và đây là cách gia đình chồng đối đãi với tôi, tôi nghĩ ngày nay nhiều gia đình đã có suy nghĩ rất tiến bộ, họ yêu thương con dâu hơn, hiểu được khó khăn của con dâu và không tùy tiện bắt nạt con dâu nữa, giống như gia đình chồng tôi vậy.
Con dau vua sinh chau, bo chong dua mot thu khien con ua nuoc mat
Tôi vừa sinh cháu về, hai mẹ con còn đang trong phòng ở cữ, thì tối muộn hôm ấy, sau khi tan ca làm, bố chồng tôi đi lên gõ cửa phòng tôi.
Ông đã nhiều tuổi rồi, gần 70 tuổi, nhưng vì kinh tế gia đình không được tốt, chồng tôi cũng chỉ là công nhân bình thường, bà lại hay ốm, khoản lương hưu ít ỏi của hai ông bà không đủ tiền thuốc, không muốn nặng gánh cho con cái nên ông vẫn đi làm. Ông làm bảo vệ, có hôm làm ca đêm, buổi nào làm ca ngày thì tối muộn mới về nhà, giống như hôm nay vậy.
Sau khi gõ cửa, ông bước vào phòng vợ chồng tôi, ngồi xuống bên giường mẹ con tôi, móc trong cái túi áo trước ngực ra một xấp mấy tờ tiền 500 ngàn gập gọn ghẽ làm đôi. Tấm áo ông đang mặc đã cũ sờn cả túi trước, bàn tay ông đen màu gió sương và thô ráp, đưa tiền cho tôi ông nói: "Bố mẹ cho cháu, con hãy mua bất cứ thứ gì con muốn".
Thấy ông làm việc vất vả, vợ chồng tôi không đành lòng lấy tiền của ông. Tôi nói rằng mình vẫn còn tiền trong người và bảo "bố giữ lại mà tiêu". Nhưng bố chồng tôi nói rằng đấy là tiền ông bà cho cháu, nên ông bà muốn để cho mẹ nó giữ.
Chỗ tiền bố chồng tôi đưa có 10 tờ 500 ngàn, tức là 5 triệu đồng. Đó là tất cả lương tháng ông đi làm kiếm được.
"Bố không có nhiều, nhưng con cứ giữ lấy cần tiêu gì thì tiêu, giờ con đang nghỉ sinh cũng không có thu nhập, nuôi con nhỏ thì vất vả...", bố chồng tôi nói tiếp.
Tôi chẳng nói được gì mà mắt đã ầng ậng nước.
Khi một người có hàng trăm đồng, họ cho bạn 10 đồng, bạn cảm thấy biết ơn. Nhưng khi gặp một người chỉ có 5 đồng mà dốc hết cho bạn 5 đồng, thì điều bạn cảm thấy là cảm giác nhói lòng, vì tình yêu thương, sự quan tâm mà người đó dành cho bạn. Và đó chỉ có thể là tình thân.
Tôi không thể từ chối tình cảm ông bà cho cháu. Nếu tôi làm thế ông bà chắc sẽ giận lắm. Nhưng nhìn dáng ông đã già, đi làm vất vả dốc hết lương tháng cho cháu, tôi lại thấy thương quá. Tôi tự nhủ lòng qua vài tháng nữa, khi con cứng cáp sẽ đi làm trở lại, làm việc thật chăm chỉ để bù đắp cho ông bà.
Chồng tôi thì bảo vợ: "Em đừng lo, tháng này anh sẽ nghĩ cách đưa thêm tiền sinh hoạt cho bà".
Theo Dân trí