Trong mùa nắng nóng, ăn cơm chan canh tạo cảm giác dễ nhai, dễ nuốt hơn. Tuy nhiên, đây là một thói quen xấu mà các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên thay đổi.
Chuyên gia tư vấn sức khỏe Shonali Sabherwal (Ấn Độ) từng cảnh báo, uống nước trong bữa ăn sẽ làm ảnh hưởng đến năng suốt làm việc của hệ tiêu hóa. Việc ăn cơm chan canh cũng đem lại hậu quả tương tự như vậy.
Việc tiêu thụ thực phẩm rắn và chất lỏng cùng lúc khiến quá trình tiêu hóa chậm lại, gây hại cho dạ dày.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), khi chúng ta ăn cơm, nước bọt được tiết ra để hỗ trợ tiêu hóa. Các enzyme trong nước bột sẽ hỗ trợ hấp thụ và tiêu hóa thức ăn. Sau đó, hỗn hợp này sẽ được đưa xuống dạ dày và ruột một cách từ từ.
Nếu ăn cơm chan canh, lượng nước quá nhiều khiến thức ăn bị đẩy xuống dạ dày quá nhanh. Thức ăn không được nhai kỹ khiến hệ tiêu hóa phải làm việc vất vả hơn.
Do đó, ăn cơm chan canh lâu dài sẽ khiến hệ tiêu hóa bị quá tải, dẫn tới các bệnh nguy hiểm.
Ngoài ra, nước canh còn khiến dịch tiêu hóa bị pha loãng, tạo cảm giác nhanh no nhưng thực chất cơ thể không thể hấp thụ dinh dưỡng trong thực phẩm.
Đối với trẻ nhỏ, chan canh có thể giúp bé ăn nhanh hơn nhưng lại tạo cảm giác no ảo, dễ dẫn tới thiếu chất. Lâu dài, thói quen này còn tạo thành phản xạ lười nhai và ảnh hưởng tới sự phát triển cơ hàm.
Theo các chuyên gia, chúng ta nên tập thói quen ăn chậm, nhai kỹ để cảm nhận hương vị của các món ăn, vừa giúp các bộ phận có thời gian phối hợp, tiêu hóa thức ăn hiệu quả hơn. Bạn chỉ nên uống nước canh sau bữa ăn. Trường hợp cơm khô, khó nuốt vẫn có thể chan ít nước thịt hoặc nước canh nhưng cần nhai kỹ, không ăn vội vàng.
Theo Thanh Huyền/Khoevadep