Chứng nóng gan có thể được cải thiện rõ rệt nhờ vào chế độ dinh dưỡng và các loại thảo dược xung quanh ta như mã đề, mướp đắng, đu đủ…. và đặc biệt tránh các chất cay nóng, chất kích thích như bia rượu, cà phê.
Tầm quan trọng của protein (chất đạm) với người bị nóng gan
Protein là chất vô cùng quan trọng đối với người bệnh nóng gan. Cần bảo đảm 1 g protein/kg cho cơ thể một ngày. Trong đó 50% lượng protein này do ngũ cốc và rau quả cung cấp, nên chỉ còn 50% là lấy từ thực phẩm như cá, thịt, trứng, sữa hoặc đạm thực vật như đậu phụ... có nghĩa một ngày chỉ cần 200 g cá hoặc 100 g thịt nạc, trứng và cốc sữa là đủ.
Chất béo đối với nóng gan
Người bệnh gan cần giảm các chất béo, kiêng ăn các món rán, chứ không phải kiêng hẳn chất béo.
|
Rau củ quả tươi là thực phẩm cần thiết trong khẩu phần ăn hàng ngày. Ảnh minh họa, nguồn: Sức Khỏe Đời Sống. |
Vitamin và khoáng chất
Các vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho gan. Mỗi ngày cần bảo đảm đủ rau quả tươi (rau xanh 200 g + củ quả non 1.000 g + quả chín tươi 200 g). Trường hợp người già yếu không thể ăn đủ sinh tố qua rau quả thì có thể uống thêm mỗi ngày 1 viên đa sinh tố B complex hoặc viên đa sinh tố khoáng chất.
Những thứ người bệnh gan và nóng gan nên tránh
Các thức uống có chất cồn (rượu, bia...), thuốc lá, tránh ăn thực phẩm nóng, cay, ôi thiu, nhiễm hóa chất, và tránh lao động quá sức.
Gan như một nhà máy mà nguyên liệu chính là 3 nhóm: chất đạm, chất béo, đường... và các chất phụ gia không thể thiếu là khoáng chất. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều các chất không có lợi cho gan sẽ làm cho gan phải làm việc quá sức, từ đó dẫn đến chứng nóng gan.
Khi bị nóng gan, bệnh nhân cần ngừng sử dụng ngay các chất là nguyên nhân gây ra bệnh, đồng thời đến bác sĩ kiểm tra cụ thể để từ đó có những cách điều trị phù hợp, tránh tự ý sử dụng nhiều loại thuốc mà làm cho gan phải hoạt động nặng nhọc hơn.
Theo Sức Khỏe Đời Sống