Cụ thể, người đàn ông có tên Phan Kiệt (sinh năm 1986) sống ở thị trấn Tương Đàm, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc.
Khi được bố mẹ sắp xếp cho những buổi đi xem mắt. Yêu cầu đầu tiên của Phan Kiệt chính là người phụ nữ đó phải ra ngoài làm việc để nuôi sống anh. Điều này khiến các cô gái phải bỏ chạy vì yêu cầu quá vô lý.
Được biết, Phan Kiệt sinh ra trong một gia đình trí thức ở Hồ Nam. Cha của Phan Kiệt dạy ở một trường tiểu học địa phương còn mẹ làm trong một công ty. Dù gia đình không quá giàu có nhưng kinh tế cũng cơ bản, đủ lo cho con.
Phan Kiệt trở thành kẻ ăn bám bố mẹ. Ảnh: Phụ nữ Việt Nam
Từ nhỏ Phan Kiệt sở hữu ngoại hình sáng sủa, ưu nhìn. Anh được mọi người yêu mến vì sự lễ phép và hiểu chuyện. Tuy nhiên do công việc bận rộn không thể quan tâm nhiều đến con Phan Kiệt dần trở nên khác biệt và sau đó là dị biệt.
Cuộc sống Phan Kiệt dần bị cô lập bởi sự bận bịu của bố và mẹ. Ở độ tuổi cần tình yêu và sự đồng hành, thứ mà Phan Kiệt có được là vật chất. Tuy nhiên, sự thiếu thốn tình cảm giống như một "hố đen" trong trái tim Phan Kiệt, càng ngày càng lớn.
Dần lớn thành tích Phan Kiệt càng sa sút, tính tình cũng trở nên thay đổi. Anh chuyển đến kí túc xá để sống, bị bạn cùng phòng chế giễu, khinh thường, Phan Kiệt đã bị tổn thương lòng tự trọng.
Lần đầu tiên, anh tranh cãi với cha mẹ về chuyện đi học. Tuy nhiên ông Phan người vẫn nuông chiều con, chẳng những không hỏi lý do, hay an ủi, động viên con mà chỉ mắng mỏ. Còn bà Phan vẫn chiều chuộng, yêu thương, cố bù đắp thêm cho con bằng tiền tiêu vặt và yêu cầu con phải hòa đồng với bạn cùng lớp, cố gắng học tập chăm chỉ.
Dù thế nhưng Phan Kiệt vẫn cảm nhận điều bản thân cần luôn là sự quan tâm, anh quyết định mở lòng nói chuyện với bố mẹ. Tuy nhiên bố mẹ vẫn chọn công việc thay vì làm bạn với con.
Phan Kiệt dần chán học, tính tình thất thường, hay mắng mỏ bố mẹ. Tuy nhiên ông Phan lại không mấy quan tâm đến điều này. Trong mắt ông, đứa trẻ nào cũng có một thời nổi loạn như vậy, chỉ cần điểm số không sa sút thì sau này, khi lớn lên, chúng sẽ lại đi đúng hướng.
Mẹ và Phan Kiệt lúc nhỏ. Ảnh: Phụ nữ Việt Nam
Càng ngày, Phan Kiệt càng xa rời thế giới thực mà đắm chìm vào game. Cuối cùng, anh ta thi trượt đại học và phải vật lộn lắm mới trúng tuyển được vào một trường cao đẳng. Đến lúc này, ông bà Phan vẫn chưa tỉnh ngộ. Họ nghĩ rằng, chỉ cần từ giờ Phan Kiệt học hành chăm chỉ thì sau khi tốt nghiệp, họ sẽ tận dụng các mối quan hệ của mình để xin việc cho con.
Thế nhưng Phan Kiệt không quan tâm đến kỳ vọng của cha mẹ, vẫn tiếp tục lang thang, đắm chìm trong game. Phan Kiệt gần như không lấy được bằng tốt nghiệp và khi sắp phải bước vào xã hội, anh ta chọn lựa việc trốn trong nhà, dựa dẫm vào cha mẹ. Ngày ngày, Phan Kiệt đối mặt với màn hình máy tính, tận hưởng vinh quang ở không gian ảo.
Khi đó, ông bà Phan mới cảm nhận được những thay đổi của con trai. Sau khi thuyết phục, trách móc thậm chí đánh đập mắng mỏ đều không có tác dụng, ông bà Phan chỉ còn cách chấp nhận thực tế. Lúc này ông bà Phan đều đã nghỉ hưu, họ có đủ thời gian để đồng hành cùng con. Nhưng hiện tại, thứ Phan Kiệt muốn ở bố mẹ không phải tình cảm nữa mà là tiền.
Sau một cuộc cãi vã với mẹ về thói quen xấu, về lối tiêu tiền vô tội vạ, mẹ Phan Kiệt bị chính con mình đánh thương tật vĩnh viễn.
Bi kịch của nhà họ Phan khiến hàng xóm không khỏi thở dài. Không một ai nghĩ, gia đình từng khiến họ ghen tị lại kết thúc trong mớ hỗn độn như vậy...
Câu chuyện của Phan Kiệt nổi lên trên mạng xã hội và được cư dân mạng quan tâm. Đây cũng là câu chuyện khiến các bậc cha mẹ không khỏi suy nghĩ, đặc biệt là những người luôn lấy cái cớ bận rộn để bỏ bê, không dành thời gian cho con cái.
Sự đồng hành của bố mẹ trên chặng đường trưởng thành của con trẻ quả thực rất cần thiết. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của con cả về thể chất và tâm hồn. Đứa trẻ sinh ra, được nuôi nấng trong sự yêu thương của cha mẹ. Trẻ sẽ có một tuổi thơ đẹp, yên bình. Trẻ được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để phát triển về thể chất. Đồng thời, tâm hồn được nuôi dưỡng bởi tình yêu thương. Vì vậy, trẻ sẽ hình thành tính cách tốt, có phẩm chất, đạo đức. Trên chặng đường trưởng thành, con trẻ rất cần sự bảo vệ của bố mẹ. Đồng hành cùng con trưởng thành chính là trách nhiệm của người làm cha, làm mẹ.
Mỗi giai đoạn phát triển, con sẽ có những thay đổi rất nhiều về cơ thể, tâm sinh lý. Bên cạnh việc giáo dục của trường học, sự giáo dục, đồng hành của cha mẹ mang tính quyết định đến việc giáo dục con. Tính cách con sẽ ra sao? Con sẽ trở nên như thế nào? Một trong các yếu tố quyết định là sự kèm cặp của cha mẹ. Con rất cần được cha mẹ quan tâm, dạy dỗ. Để con phát triển đúng cách cha mẹ cần làm bạn và thấu hiểu con cái hơn tránh điều đáng tiếc xảy ra.
Theo Thùy Dung/ Người đưa tin