Chúng ta đã được chứng kiến rất nhiều học sinh thông minh, sinh viên tốt nghiệp loại giỏi nhưng vì thiếu và yếu các kĩ năng sống, kĩ năng làm việc nên gặp rất nhiều khó khăn trong học tập cũng như quá trình xin việc, đi làm.
Vậy làm sao để con thành công trong tương lai. Dưới đây là những kỹ năng cơ bản giúp trẻ thành công các cha mẹ nên dạy trẻ ngay từ hôm nay.
1. Lớp kỹ năng sinh tồn
Hãy đối mặt với sự thật này: bạn có thể khám phá một tiện ích công nghệ mới nhanh hơn khám phá cách tạo lửa (mà không cần Google). Nhưng sẽ ra sao nếu bạn đột nhiên bị tách khỏi tất cả mọi công nghệ trên thế giới? Làm thế nào bạn có thể sinh tồn? Không kể đến những trường hợp đặc biệt, nhưng nhiều người ở New York đều có cùng cảm nhận như vậy trong cơn bão Sandy.
|
Ảnh minh họa. |
Những kỹ năng hữu ích bạn cần học bao gồm: phản xạ đầu tiên, tạo lửa, tạo dựng chỗ ở, sử dụng bộ công cụ khẩn cấp, dự đoán thời tiết.
2. Lớp sơ cấp cứu
Bên cạnh việc học cách điều trị vết thương trong các tình huống khác nhau, lớp học cũng bao gồm phản ứng đầu tiên, mối nguy về an toàn, và tìm thuốc thay thế. Học cách CPR (hồi sinh tim phổi) nên là điều bắt buộc đối với tất cả học sinh tham gia khóa học. Theo sau lớp học đầu tiên, lớp học này nên có chiều sâu hơn dạy cách hỗ trợ trong các trường hợp chấn thương.
3. Lớp kỹ năng giao tiếp
Ngay từ khi trẻ chào đời, kĩ năng giao tiếp đã là một kĩ năng quan trọng giúp trẻ tồn tại và phát triển. Giai đoạn đầu, trẻ giao tiếp qua cử động tay chân, qua biểu cảm ánh mắt, qua tiếng khóc… Lớn hơn, kĩ năng giao tiếp của trẻ được hình thành và hoàn thiện dần qua ngôn ngữ, cử chỉ… Có thể khẳng đinh, giao tiếp là một trông những năng lực cần thiết nhất để trẻ phát triển và sinh tồn trong cuộc sống.
Việc quan sát và không can thiệp vào cuộc cãi nhau của con khi chơi với bạn bè, để con học hỏi kĩ năng ứng xử, giải quyết mâu thuẫn cũng là một kĩ năng sống mà cha mẹ rất nên coi trọng. Cha mẹ sẽ không nhìn vào kết quả hành động của con để đánh giá, phán đoán mà sẽ nhìn vào mặt sau để đặt câu hỏi vì lí do gì con làm như thế, dù con có làm sai cũng tiếp nhận con trước cho con thấy mình là bờ vai tin cậy của con trước khi đưa ra lời khuyên bảo con. Với cách này, trẻ sẽ tập quan sát và cảm nhận những suy nghĩ và cảm xúc của người khác, đồng thời chúng dễ dàng chấp nhận những bất đồng quan điểm.
Mời độc giả xem video "5 mẹo dạy con lạ lùng của các nhà tâm lý học". Nguồn YouTube:
Thông thường, trẻ em sẽ là người đầu tiên phát hiện ra một đứa trẻ khác đang gặp tai nạn và nếu con bạn biết phải làm gì trong tình huống khẩn cấp đó thì có thể trẻ sẽ cứu giúp được người bị nạn. Đó là lí do tại sao Hội Chữ thập đỏ khuyến khích tất cả trẻ em từ 6 đến 11 tuổi nên được học các kĩ năng sơ cứu cần thiết như: bỏng, chảy máu mũi, mắc nghẹn, gãy xương, hen suyễn hay bị dị ứng.
Đừng lo lắng rằng mình không có tài liệu để dạy con, bạn có thể mua sách hoặc tải những đoạn video hướng dẫn cách sơ cứu ở các trang mạng uy tín về dạy cho trẻ.
4. Lớp nghi thức xã giao
Hầu hết chúng ta đều lớn lên với tâm lý “cái tôi” từ khi còn nhỏ, và hiếm có được những con người lịch thiệp. Nếu các giáo viên muốn ảnh hưởng tới thế hệ tương lai, họ nên bắt đầu với việc dạy về ý thức chung, phép lịch sự, và cách ứng xử xã hội phù hợp. Học sinh rất nhanh tiếp thu các tiêu chuẩn đạo đức, và, tùy vào nền tảng giáo dục của chúng, có thể mang lại hành vi tích cực hay tiêu cực. Vì vậy, điều đó hoàn toàn cần thiết nếu chúng ta muốn có được những con người tốt.
5. Lớp việc nhà
Ai nói rằng việc nhà chỉ dành cho con gái? Trong thế hệ chúng ta, cha mẹ ít khi ở nhà, bệnh béo phì đang gia tăng, và việc ăn uống lành mạnh cũng không được quy định. Đâu là nơi để trẻ em học cách chăm sóc cho chính mình? Bên cạnh kiến thức dinh dưỡng và kỹ năng nấu nướng đơn giản, trẻ em cũng nên học cách may vá quần áo và sử dụng máy khâu.
Chúng cũng có thể học cách bảo dưỡng nhà cửa, như là hàn cửa sổ, giữ cho phòng thoáng mát và ấm áp tùy theo mùa, ngăn ngừa loài gặm nhấm và phòng chống sự tàn phá của các loài gây hại.
6. Suy nghĩ tích cực
Cuộc sống không phải lúc nào cũng là nắng mặt trời hay bảy sắc cầu vồng, nhưng cũng không hoàn toàn là một màu đen tối, ảm đạm. Cuộc sống là sự kết hợp giữa xấu và tốt, do đó quan trọng là nhìn nhận vấn đề như thế nào.
Nên dạy cho trẻ cách suy nghĩ tích cực khi hòa mình vào trong thế giới này. Luôn suy nghĩ tích cực và mỉm cười có thể giúp con bạn trở nên vui vẻ và sống có ý nghĩa hơn.
7. Cư xử với người lạ
Dạy trẻ em không nói chuyện với người lạ chỉ là một phần của việc dạy chúng kĩ năng ứng xử khéo léo khi đi trên đường. Hãy chắc chắn rằng con bạn biết những người mà chúng có thể tìm được sự giúp đỡ trong trường hợp khẩn cấp khi xa nhà, chẳng hạn như một nhân viên cảnh sát hay giáo viên. Hãy luôn luôn nhắc nhở trẻ bình tĩnh giải quyết những khó khăn với một suy nghĩ tích cực rằng hầu hết mọi người đều tốt bụng và sẵn sàng giúp đỡ.
Bạn hãy thường xuyên nói chuyện với trẻ về những nguy hiểm mà người lạ có thể gây ra cho trẻ, ví dụ bắt cóc hay lạm dụng tình dục chẳng hạn. Đồng thời, bạn phải hướng dẫn trẻ nếu cảm thấy không an toàn hãy tìm ngay đến công an, chú bảo vệ hoặc một người nào đó mà trẻ tin tưởng để nói chuyện.
Một số quy tắc cơ bản mà mọi trẻ em cần phải biết:
- Không bao giờ nhận quà tặng hoặc đồ ăn từ một người lạ.
- Không bao giờ lên xe của người lạ.
- Không bao giờ đi bất cứ đâu với người lạ.
- Không bao giờ được phép tự mình đi với một ai đó mà không thông báo với cha mẹ hoặc thầy cô giáo biết.
Khi tình huống xấu nhất xảy ra, trẻ phải hét to, chạy trốn và nói ngay chuyện này với bố mẹ hoặc người lớn đáng tin cậy ngay lập tức.
Theo Hải Hà/Khỏe & Đẹp