Một em bé 10 tháng tuổi ở thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, được gia đình cắt bỏ ngạnh tay (da thừa ở ngón tay, xước măng rô).
Nào ngờ sau khi cắt bỏ, ngón tay của bé sưng lên, có vết áp xe rõ rệt nhưng vì không hiểu biết, gia đình tiếp tục cầm kim để chọc vào khu vực áp xe. Đến khi ngón tay của bé bắt đầu cong vẹo, đen tím, lan sang các bộ phận khác, sưng tấy ở lòng bàn tay và cẳng tay, da miệng, tay chân tái nhợt và thậm chí sốt cao 40 độ C không khỏi, gia đình mới sợ hãi đưa con đi khám.
|
Ảnh minh họa. |
Được tư vấn y tế, gia đình đưa bé trai đến Đơn vị Chăm sóc Đặc biệt Nhi khoa (PICU). Sau khi được chẩn đoán, bác sĩ phát hiện bé bị rối loạn nặng và suy tim phổi. Sau 3 ngày nỗ lực cấp cứu của các nhân viên y tế, cuối cùng bé thoát khỏi nguy hiểm.
Nhìn lại sự việc này, bác sĩ điều trị vẫn còn sợ hãi: "Đây là lần đầu tiên tôi thấy việc cắt ngạnh tay bị nhiễm trùng nghiêm trọng như vậy, gia đình đã cắt quá sâu". Nhắc nhở mọi người rằng, cách xử lý ngạnh tốt nhất là cắt bỏ phần bị xước đi bằng bấm móng tay, không giật, không dùng các dụng cụ cùn, nhớ khử trùng trước khi cắt để tránh gây nhiễm trùng.
Theo tìm hiểu, xước măng rô (xước da quanh chân móng tay) là hiện tượng thường gặp, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Khi bị xước măng rô ở rìa móng tay thì đau, rát, khó chịu. Một số người khó chịu với xước móng rô nên có thể cắn hoặc xé mảnh da nhỏ rách trên da. Điều này có thể gây chảy máu, nhiễm trùng và đau đớn do dưới da có dây thần kinh và mạch máu.
Nếu bị nhiễm trùng, vùng da bị xước móng tay có thể mẩn đỏ, kích ứng da xung quanh. Nghiêm trọng hơn, nếu nhiễm trùng lan rộng, bạn có thể bị sốt và ớn lạnh.
>>> Mời độc giả xem thêm video: Phương pháp mới phát hiện vi khuẩn trong vài phút
Kiều Dụ (Theo ET)