Cách ngăn ngừa và chăm sóc da nhạy cảm

Google News

Da nhạy cảm thường có các dấu hiệu nhận biết khá rõ rệt, nhưng đôi khi lại nhầm lẫn là dị ứng. Sau đây cùng khám phá những dấu hiệu và cách chăm sóc da nhạy cảm.

Dấu hiệu nhận biết làn da nhạy cảm
  Da nhạy cảm thường xuất hiện nốt mẩn đỏ. Ảnh: Internet
Nếu làn da của bạn khô, bong tróc hoặc bị kích ứng thời gian gần đây, rất có thể đó là dấu hiệu cho thấy da bạn có làn da nhạy cảm. Nhưng bạn không cần quá lo ngại vì tỷ lệ người có làn da nhạy cảm khá là cao.

Cùng tham khảo các dấu hiệu phổ biến của một làn da nhạy cảm sau đây:

Dấu hiệu thứ nhất: Làn da thường xuất hiện nốt mẩn đỏ hoặc phát ban. Có thể khuôn mặt của bạn thường chuyển sang màu đỏ sau khi rửa mặt hoặc khi gặp một cơn gió lạnh, xu hướng ửng đỏ lên của làn da là một dấu hiệu cho thấy chức năng bảo vệ làn da đã bị tổn thương. Bên cạnh đó, nó cũng có thể là một triệu chứng của bệnh rosacea (chứng mụn đỏ). Đây là một bệnh về da, thường xuất hiện những vết ửng đỏ ở vùng mặt (mũi, trán, cằm) do các mạch máu nhỏ ở các khu vực này bị giãn nở. Rất dễ nhìn thấy ngay dưới da sẽ xuất hiện những mạch máu nhỏ li ti gọi là hiện tượng giãn mạch. Nếu bạn nghi ngờ mắc bệnh rosacea, hãy gặp bác sĩ để được tư vấn các biện pháp chữa trị hợp lý.

Dấu hiệu thứ hai: Những sản phẩm chăm sóc da và mỹ phẩm thường gây cho da bạn cảm giác rát. Mỹ phẩm có càng nhiều thành phần thì khả năng tạo nên các phản ứng nhạy cảm của da xuất hiện càng cao. Bởi vì, hàng rào bảo vê làn da ở những người có làn da nhạy cảm thường mỏng hơn nên hỗn hợp hương liệu và các thành phần hoạt tính có thể thâm nhập vào da dễ dàng hơn, gây đau nhức và bỏng rát.

Dấu hiệu thứ ba: Bạn thường xuyên bị ngứa. Lớp bảo vệ da không hoạt động đúng chức năng không những cho phép các chất kích thích xâm nhập vào trong mà còn cho phép nước thoát ra ngoài. Điều này dẫn đến làn da khô và gây ra ngứa.

Dấu hiệu thứ tư: Làn da thường bị bong tróc. Sự khó khăn của làn da nhạy cảm trong việc duy trì và điều chỉnh độ ẩm của da sẽ gâu ra sự bong tróc trên da. Thường thì nguyên nhân là do việc lạm dụng các sản phẩm tẩy da chết hóa học như retinoids và axit glycolic hay sử dụng các chất tẩy da chết dạng hạt đã vô tình loại bỏ lớp sừng của da. Giải pháp đơn giản để khắc phục điều này là giảm tần xuất sử dung các sản phẩm đó.

Dấu hiệu thứ năm: Da đang bị lão hóa thường có xu hướng trở nên nhạy cảm do lớp màng bảo vệ da bị suy yếu.
Ngăn ngừa và chăm sóc da nhạy cảm hiệu quả
  Giảm thiểu tình trạng nhạy cảm của da qua thói quen hằng ngày. Ảnh: Internet
Qua lối sống hằng ngày: Một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh giàu các chất chống oxy hóa như A, C ,E và các loại dầu thực vật tự nhiên hoặc dầu cá và chỉ ăn chất béo hợp lý có thể giúp làn da phục hồi tình trạng khỏe mạnh. Bạn đừng quên uống nước đầy đủ mỗi ngày. Kiểm soát căng thẳng cũng đóng vai trò quan trọng không kém trong vấn đề làm giảm độ nhạy cảm của da, hãy tập thể dục thường xuyên và kết hợp nghỉ ngơi điều độ.
Chọn những sản phẩm có thành phần hoạt tính:
Các thành phần này có sẵn trong các sản phẩm chăm sóc da, do đó rất dễ để sử dụng chúng để làm sạch và dưỡng ẩm da thường xuyên, để có thể bảo vệ làn da.
  Các sản phẩm dưỡng da có thành phần hoạt tính. Ảnh: Internet
Dexpanthenol là một dẫn xuất của vitamin B, giúp làm giảm sự mất nước giữa các biểu bì thông qua việc kích thích quá trình tự liền da và làm mới da. Nó thúc đẩy quá trình tái tạo da và làm chức năng bảo vệ tự nhiên của da mạnh lên, giữ da khỏe và có độ đàn hồi tốt.

Glycerin giúp duy trì độ ẩm cho da bằng cách hoạt động như một chất giữ ẩm, có nghĩa là chúng sẽ thu hút và giữ các phân tử nước.

Ph5 Citrate buffer, chất giúp phục hồi độ ph tự nhiên trên da cho phép các enzim của da hoạt động trở lại bình thường, duy trì độ ẩm và tăng sức đề kháng của da đối với các chất gây kích ứng.
Theo Hoàng Yến/Vietq