1. Loại mũ bảo hiểm có thể tháo rời
Nếu mũ bảo hiểm của bạn thuộc loại có thể tháo rời thì việc vệ sinh mũ sẽ dễ dàng hơn nhiều.
Cách thực hiện như sau:
Trước hết hãy tiến hành tháo hết các bộ phận: quai, kính che mặt hoặc lưỡi trai, lớp lót xốp và lớp vải đệm bên trong mũ bảo hiểm ra. Trong khi lắp, mọi người nhớ sắp xếp các bộ phận theo trình tự để dễ dàng lắp ráp sau khi vệ sinh.
|
Ảnh minh họa. |
Sau khi tháo rời, hãy bắt đầu công việc vệ sinh như sau:
Bước 1: Bạn hòa một ít xà phòng giặt với nước ấm sau đó cho lớp lót xốp vào chậu ngâm khoảng 10 phút rồi dùng bàn chải đánh răng chải sạch bụi bẩn rồi dùng nước ấm xả sạch.
Với phần vải đệm và quai mũ bảo hiểm bạn cũng nên dùng bột giặt cho sạch. Giặt xong bạn ngâm phần vải và quai mũ vào nước xả vải cho mềm và thơm.
Bước 2: Với phần kính hoặc lưỡi trai, bạn hãy dùng nước xịt kính phun lên bề mặt kính. Sau đó lau sạch bằng vải mềm cho đến khi sáng rõ. Chú ý là nên cẩn thận khi lau kính kẻo trầy xước vì sẽ ảnh hưởng đến tầm nhìn khi lái xe.
Bước 3: Đối với vỏ nón bảo hiểm, bạn hãy dùng khăn mềm thấm xà phòng lau hết phần dơ bẩn sau đó lau lại bằng nước ấm.
Bước 4: Giờ thì đem tất cả các bộ phận của mũ ra nơi khô thoáng phơi. Sau khi khô, bạn hãy đem tất cả bộ phận ấy lắp ráp lại như cũ là hoàn thành.
2. Với loại mũ bảo hiểm không thể tháo rời
Với loại mũ này, bạn hãy tiến hành vệ sinh như sau:
Bước 1: Bạn hãy pha 1 chậu nước ấm cùng chút dầu gội đầu. Rửa qua phần vỏ mũ cho hết bụi rồi cho mũ vào ngâm khoảng 15 phút. Sau khoảng thời gian đó, hãy nhẹ nhàng cọ rửa lớp xốp và kéo lớp vải đệm ra để giặt sạch. Cuối cùng xả lại bằng nước sạch.
Bước 2: Sau khi đã cọ rửa mũ kỹ càng, hãy đem đi phơi ở nơi thoáng mát hoặc dùng quạt để làm khô. Lưu ý, nón phải thật khô ráo mới sử dụng, nếu không vô tình bạn đã “tiếp tay” cho vi khuẩn và làm nón “bốc mùi”.
Cách chọn mũ bảo hiểm an toàn cho quý khách hàng được biết
Nón bảo hiểm có xe mô tô xe gắn máy có 3 loại mũ chính: mũ bảo hiểm nửa đầu, mũ bảo hiểm che cả đầu và tai, mũ bảo hiểm che cả đầu, tai và hàm trong đó có mũ che cả đầu, tai và hàm, có kết cấu bảo vệ phía trên của đầu, vùng chẩm, vùng tai và cằm của người đội mũ. Đây không chỉ là loại mũ bảo vệ tốt nhất mà còn giảm tiếng ồn gió cho phép người đội nghe tốt hơn. Mũ bảo hiểm che cả đầu và tai có kết cấu bảo vệ phần phía trên của đầu, vùng chẩm và cùng tai nên không bảo vệ mặt.Mũ bảo hiểm che nửa đầu là loại kém an toàn nhất bởi chỉ có kết cấu bảo vệ phần đầu phía trên.
Phần quan trọng nhất chính là lớp hấp thụ xung động khi có va đập làm bằng vật liệu mềm như xốp nằm ngay sát vỏ cứng của mũ bảo hiểm. Va đập giữa vỏ với nền cứng hay mặt đường chỉ trong tích tắc 1/100% phút nhưng nhờ lớp xốp này năng lực tác động do va chạm bị tiêu tán và hấp thụ đi một phần tác động trực tiếp. Tuy nhiên nếu lớp này quá dày trong tình hướng cả vai và đầu chạm đất thì có thể bị gẫy cổ hoặc lực tác động truyền quá nhiều lên phần đầu.
Bộ phần quai đeo sẽ cố định nón bảo hiểm không cho mũ bảo hiểm bị lật ngược về trước hay ra sau khi tham gia giao thông với vận tốc lớn, gió thổi. Nếu không cài quai hay quai đeo quá lỏng dễ khiến mũ bảo hiểm bị văng đi khi có va chậm thậm khi khi gió thổi mạnh khi đang chạy với vận tốc lớn, thậm chí khi khi bị nghiêng…
Dù đạt tiêu chuẩn an toàn, chiếc mũ bảo hiểm vẩn không thể phát huy công dụng tối đa nếu không vừa đầu. Chiếc mũ bảo hiểm quá lỏng dễ bị sô lệch so với đầu sau lần đầu tiên va đập, và không để thực hiện đúng chức năng bảo vệ trong những lần va chạm sau.
Hãy thử đội để biết chiếc mũ có thực sự phù hợp với đầu của bạn. Lắc đầu sang hai bên, di chuyển lên xuống nếu vị trí mũ di chuyển so với đầu thì chiếc mũ đó quá to với bạn. Chiếc mũ hiểm quá nhỏ sẽ khiển bạn khó chịu khi đội, nó để lại vết lằn trên mặt, nhưng đôi khi chiếc mũ phù hợp cũng khiến người đội khó chịu nếu không được điều chỉnh đúng vị trí.
Theo Linh/Khỏe & Đẹp