Các nhà khoa học tại Đại học Yale và Bệnh viện Cincinnati ở Mỹ tin rằng hiện tượng cực khoái ở phụ nữ có thể liên quan đến quá trình tiến hoá. Cực khoái từng được cho là cực kỳ quan trọng để kích hoạt rụng trứng khi quan hệ tình dục.
|
Ảnh minh họa. |
Ở nhiều loại động vật như thỏ, chồn, mèo và lạc đà vẫn có trường hợp rụng trứng xảy ra trong quá trình giao phối. Nhưng điều này không xảy ra ở người hoặc tinh tinh. Thay vì thế, ở nữ giới trứng rụng một lần trong chu kỳ đều đặn khoảng 28 - 29 ngày và ở tinh tinh là 37 ngày.
Các nhà khoa học của Đại học Yale cho biết: “Sự tồn tại của cực khoái ở phụ nữ vì 2 lý do: Một mặt cực khoái ở nữ giới không nhất thiết đóng vai trò trong hoạt động sinh sản, mặt khác phản xạ nội tiết thần kinh này có thể phục vụ cho mục đích rất quan trọng, đó là kích thích sinh sản hai hóc-môn trong não là prolactin và oxytocin.
Theo các tác giả, ở nhiều loại động vật có vú, quá trình sản sinh ra prolactin và oxytocin đóng vai trò thúc đẩy rụng trứng. Ở một số loài khác, sự rụng trứng của con cái chỉ đến sau khi đạt cực khoái.
Các tác giả đã thí nghiệm cho thỏ cái - loài rụng trứng khi giao phối - dùng fluoxentine, một loại thuốc ức chế cực khoái. Họ phát hiện ra rằng sau khi điều trị bằng fluoxetine, thỏ có khả năng rụng trứng ít hơn 30% so với thỏ không dùng thuốc.
Tóm lại, các tác giả cho biết, cực khoái gây ra rụng trứng là “cơ chế tồn tại ở nhiều loại động vật, nhưng mất vai trò này ở những loài khác”, theo tờ Daily Mail. Phát hiện này giúp diễn giải các khía cạnh khó giải thích khác về tình dục của nữ giới, chẳng hạn như tỉ lệ cực khoái ở nữ thấp.
Những nghiên cứu trước đây cho thấy, những thay đổi về tiến hoá cũng khiến phụ nữ khó đạt cực khoái hơn. Âm đạo - cần được kích thích để đạt cực khoái với hầu hết phụ nữ - theo thời gian đã di chuyển đến vị trí ít trung tâm hơn, do đó không còn nhận được kích thích trực tiếp trong quá trình giao hợp.
Theo K.M/Lao Động