Chị Võ Thị Kim Thanh (sinh năm 1972, TP HCM) cho biết, chị lấy chồng năm 35 tuổi. Hai vợ chồng chị không sử dụng bất cứ biện pháp ngừa thai nào mà 3 năm sau, chị vẫn không thể mang thai.
|
Hai mẹ con chị Kim Thanh |
“Tôi đi khám khắp nơi, hàng chục lần làm thụ tinh IUI (bơm tinh trùng vào buồng tử cung), 4 lần làm IVF, thụ tinh trong ống nghiệm. Mấy lần chuyển phôi vào là tôi lại bị sảy thai. Sau đó, tôi theo BS Cao Hữu Thịnh. Vì tiền căn sẩy thai nên bác sĩ đã tư vấn tôi chuyển phôi vào bụng của một người khác. May mắn, em chồng tôi đã đồng ý,” chị Kim Thanh chia sẻ.
Một cặp vợ chồng khác cưới nhau vào tháng 11/2015. Chặng đường dài gần 7 năm đầy gian nan, thử thách để tìm một thiên thần bé nhỏ có lúc tưởng chừng 2 vợ chồng phải buông xuôi vì "kiệt sức". Vợ anh đã được chuyển phôi lần cuối tại Bệnh viện An Sinh sau nhiều lần IUI và 2 lần IVF thất bại Vài ngày nữa, bé Lê Thiên Phúc được 2 tháng tuổi rồi.
|
ThS.BS Cao Hữu Thịnh cùng các cộng sự của mình mở ra kênh truyền thông “BS Cao Hữu Thịnh và những câu chuyện hiếm muộn”. |
Theo ThS.BS Cao Hữu Thịnh, một chuyên gia trong lĩnh vực điều trị hiếm muộn - vô sinh tại TP HCM, thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo vô sinh tại Việt Nam ngày càng gia tăng và trẻ hóa. Hơn nửa số ca hiếm muộn vô sinh dưới 30 tuổi.
ThS.BS Cao Hữu Thịnh cũng khuyến cáo, tỷ lệ hiếm muộn vô sinh rơi vào nhóm người trẻ ngày càng tăng vì nhiều lý do. Ngày nay, quan hệ tình dục sớm hơn, những bệnh lây truyền về đường tình dục gia tăng làm viêm nhiễm các cơ quan sinh dục, tắc ống dẫn trứng… dẫn đến khó có thai.
Phá thai nhiều lần cũng là nguyên nhân ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản sau này của người phụ nữ. Số liệu từ Hội Kế hoạch hóa Gia đình Việt Nam, mỗi năm cả nước có gần 300 nghìn ca nạo phá thai mà chủ yếu rơi vào độ tuổi 15 -19.
|
Những thiên thần ra đời sau hành trình tìm con gian nan của bố mẹ. |
Bất cứ ai cũng đều có thể trở thành nạn nhân của bệnh lý này. Điều trị hiếm muộn - vô sinh đòi hỏi người bệnh phải kiên nhẫn cả về thời gian và tiền bạc. Vì có những cặp vợ chồng mất 6 năm, 7 năm, 8 năm, 10 năm mới có con.
Đặc biệt, áp lực có con đối với người phụ nữ Việt Nam rất nặng nề. Trong khi, nhiều trường hợp vô sinh do cả vợ lẫn chồng vì tắc ống dẫn trứng hay tinh trùng yếu.
Nam giới cũng gặp nhiều bệnh lý dẫn đến vô sinh: viêm nhiễm quai bị, viêm mào tinh, tinh hoàn ẩn, teo tinh hoàn, stress. Lạm dụng rượu bia - thuốc lá cũng làm giảm chất lượng tinh trùng.
Đây là lý do ThS.BS Cao Hữu Thịnh cùng các cộng sự của mình mở ra kênh truyền thông “BS Cao Hữu Thịnh và những câu chuyện hiếm muộn”. Không chỉ chú trọng vào tư vấn điều trị - hút trứng và tinh trùng - chuyển phôi - đỡ đẻ…, mà qua đó giúp mọi người cùng hiểu rõ về vấn đề hiếm muộn - vô sinh.
Ông mong muốn kết nối những câu chuyện gia đình, cuộc sống, đặc biệt cung cấp thông tin về các vấn đề liên quan đến sức khoẻ sinh sản cũng như hiếm muộn - vô sinh.
|
Các cặp vợ chồng nên thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ và ngay khi thấy sức khỏe sinh sản của cả hai gặp vấn đề |
Theo khuyến nghị của ThS.BS Cao Hữu Thịnh, nhằm bảo vệ thiên chức làm cha mẹ của mình, các cặp vợ chồng nên thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ và ngay khi thấy sức khỏe sinh sản của cả hai gặp vấn đề, hãy thăm khám và điều trị ngay để đạt được hiệu quả tốt nhất.
>>> Mời độc giả xem thêm video Sản phụ ung thư vú giai đoạn cuối, mổ ngồi để cứu con:
An Quý