Ở một số gia đình có con trai, cha mẹ thường hay nói với con mình rằng "nhà mình nghèo lắm, không có tiền mua cái này". Trên thực tế, gia cảnh của họ không thuộc hộ nghèo mà ở mức trung bình nhưng lại luôn gieo vào tâm trí con cái về sự đói khổ, chẳng hạn như trường hợp dưới đây.
Con trai của cô Hoàng (Trung Quốc) năm nay 6 tuổi. Có lần cô đưa con trai đến trung tâm mua sắm, nhìn thấy con mình đang nhìn chằm chằm vào chiếc ô tô trên quầy rất lâu, cô hỏi: "Con thích món đồ chơi đó lắm à". Cậu con trai trả lời rất dứt khoát: "Con không thích, nhà chúng ta rất nghèo, không có tiền mua mua đồ chơi đâu ạ".
Nghe con nói vậy, cô Hoàng có chút suy nghĩ trong lòng. Trong cuộc sống hằng ngày, cô thường cố tình phàn nàn với con trai về việc gia đình mình nghèo khó, cha mẹ phải làm lụm vất vả đề từ chối mọi yêu cầu vật chất của con. Không ngờ điều này đã gieo vào tâm trí của đứa trẻ sự mặc cảm.
Nhiều gia đình nuôi dạy con trai theo kiểu nghèo khó. (Ảnh minh họa)
Trung Quốc có câu nói "lấy nghèo nuôi con trai, lấy giàu nuôi con gái", quan niệm này đã ăn sâu vào tâm trí của nhiều bậc cha mẹ. Cô Hoàng cảm thấy mình nên để con trai lớn lên trong cảnh nghèo khó mới có thể nên người được. Cô không ngờ rằng, hành động này lại tạo ra tâm lý tiêu cực cho con trai.
Trên thực tế, việc cha mẹ than nghèo quá mức sẽ khiến con cái có lòng tự trọng thấp.
Nhà văn người Anh William Somerset Maugham từng nói rằng, tiền giống như giác quan thứ 6, không có tiền thì không thể phát huy hết các giác quan khác.
Nếu một cậu bé được cha mẹ than nghèo kể khổ quá mức, khi trưởng thành chúng có thể bị ám ảnh bởi tiền bạc. Bởi trong mắt con cái, cha mẹ không thể đáp ứng nhu cầu vật chất cho con. Tiền bạc là mục tiêu duy nhất của họ, sau khi bước vào xã hội rất dễ đánh mất chính mình.
Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ cũng có suy nghĩ giống cô Hoàng, cho rằng họ phải nuôi con trong cảnh nghèo khó.
Tại sao cha mẹ có tâm lý nuôi dạy con trai trong cảnh nghèo khó?
1. Mong con trai có động lực cố gắng
Cha mẹ luôn hy vọng con trai mình lớn lên sẽ trở thành người đàn ông chính trực, có trách nhiệm, cưới vợ sinh con. Vì vậy, cha mẹ cho rằng con trai nên trải qua những khó khăn trong cuộc sống từ khi còn nhỏ, bởi nếu sống quá thoải mái sẽ không thể làm nên chuyện lớn.
Mục đích nuôi dạy con trai trong hoàn cảnh nghèo khó là để trẻ có thêm động lực và hy vọng chúng cố gắng, chăm chỉ nhiều hơn nữa.
2. Hy vọng con cái biết chịu trách nhiệm
Tiểu thuyết gia người Nga Lev Nikolayevich Tolstoy từng nói: "Nếu một người không có nhiệt huyết thì sẽ chẳng đạt được gì, cơ sở của nhiệt huyết là trách nhiệm".
Hiện nay có rất nhiều gia đình chỉ có con một hoặc hai con. Con cái được cha mẹ chiều chuộng hết mực, cơm ăn áo mặc không phải lo lắng bất cứ điều gì. Điều này dẫn tới nhiều cha mẹ sợ con trai mình sau này sẽ không gánh nổi trách nhiệm của đàn ông. Nếu sống một cuộc sống quá sung sướng, trẻ sẽ dễ mất đi tinh thần trách nhiệm.
Một số bậc cha mẹ thích nuôi con trong cảnh nghèo khó để dạy chúng về trách nhiệm, có can đảm làm nhiều thứ lớn lao.
Cha mẹ nên nuôi dạy con trai như thế nào trong xã hội hiện nay?
Không thể phủ nhận một số lợi ích của việc nuôi dạy con trai trong cảnh nghèo khó nhưng liệu quan niệm này có còn đúng trong xã hội hiện đại ngày nay? Đối với việc dạy dỗ con trai, cha mẹ nên chú trọng hơn về tinh thần.
- Đầu tư vào sở thích của con
Khi một đứa trẻ nhận được một nền giáo dục toàn diện, chúng mới có thể hiểu được thế giới và gánh vác trách nhiệm của mình, điều này đúng cho cả nam và nữ.
Vì vậy, không thể bỏ qua việc giáo dục các cậu bé, trẻ sẽ phải gánh nhiều trách nhiệm hơn trong tương lai. Đầu tư tốt vào việc học hành của con trai cũng giúp chuẩn bị cho tương lai của chúng.
Nếu con bạn thích học taekwondo và bơi lội, cha mẹ nên đầu tư cho con theo học, bởi nó sẽ là nền tảng tốt cho tương lai đứa trẻ.
- Nói lời yêu thương
Con trai có mối quan hệ gần gũi hơn với mẹ, còn con gái lại có mối quan hệ hòa hợp hơn với cha, đây cũng là chân dung chân thực của nhiều gia đình. Nhiều người cha rất dè dặt trong việc biểu lộ tình cảm, chỉ dùng hành động để bày tỏ tình yêu thương với con cái, hiếm khi nói những lời ngọt ngào.
Khi con cái lớn lên, mối quan hệ cha mẹ và con cái sẽ ngày càng xa cách. Gia đình nên thể hiện tình yêu thương nhau nhiều hơn, tình cảm của người cha có thể không tinh tế như của mẹ nhưng cũng nên thể hiện tình yêu thương với con cái một cách phù hợp.
Bằng cách này, các bé trai sẽ được bao bọc bởi tình yêu thương từ khi còn nhỏ, lớn lên sẽ trở thành người bao dung và tự tin khi gặp khó khăn, thất bại.
Tóm lại, đối với việc nuôi dạy bé trai, cha mẹ không nên tạo cho con tâm lý mặc cảm ngay từ nhỏ. Khi một đứa trẻ có lòng tự trọng kém, chúng sẽ rất tự ti và không thể hòa đồng với mọi người sau này.
Theo Baophunuthudo