Trao đổi với Vietnamnet về tình trạng sức khỏe sau khi nhập viện kiểm tra, nghệ sĩ Giang còi xác nhận mắc ung thư hạ họng giai đoạn 3. Căn bệnh ung thư này rất khó phát hiện, khi biết được thì cũng là lúc di căn rồi.
|
Nghệ sĩ Giang còi xác nhận anh bị ung thư hạ họng giai đoạn 3. Ảnh: Vietnamnet. |
Trước đó, nghệ sĩ Giang Còi bị mất tiếng khi đang quay chương trình cách đây hơn 1 tuần. Được chẩn đoán nghi có khối u ở họng, anh nhập viện ung bướu để xét nghiệm. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán, các triệu chứng bệnh thuộc thể u sùi hạ giọng xong lê bên phải, tổn thương thứ phát phổi hai bên, tổn thương thứ phát ở gan, sơ gan, sỏi túi mật.
Để điều trị, các bác sĩ đưa ra phác đồ truyền hóa chất vào thứ 4 hàng tuần. Đợt 1 sẽ điều trị hóa chất trong 2 tháng với tổng số tiền là 60 triệu/ lần. Tuy nhiên nghệ sĩ đã từ chối điều trị bằng hóa chất và muốn tiếp tục tập trung vào công việc.
Ung thư hạ họng ở Việt Nam hay gặp hơn ung thư thanh quản nhưng kết quả điều trị lại kém hơn do các triệu chứng lâm sàng ban đầu tương đối kín đáo, phần lớn người bệnh đến khám đều ở giai đoạn muộn.
Theo Hiệp hội quốc tế chống ung thư (UICC), ung thư hạ họng là ung thư xuất hiện theo 3 vùng: xoang lê, vùng sau nhẫn phễu và vùng thành sau hạ họng.
Ung thư hạ họng là những khối u xuất phát từ vùng hạ họng chia theo 3 vùng: xoang lê, vùng sau nhẫn phễu, vùng thành sau hạ họng.
|
Ung thư hạ họng là xuất hiện những khối u trong họng. Ảnh minh họa. |
Đến nay y học hiện tại vẫn chưa xác định rõ được nguyên nhân chính dẫn đến ung thư hạ họng. Nhưng các bác sĩ phát hiện ra một số yếu tố liên quan chung hay gặp nhất ở người mắc bệnh là:
- Nghiện thuốc lá, bia rượu mạn tính: Các chất kích thích này gây viêm niêm mạc dẫn đén gây yếu tố hàng đầu làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh. Người nghiện đồng thời cả thuốc lá và rượu bia tỉ lệ tăng lên rất nhiều lần. Viêm họng mãn tính, thường xuyên tiết ra dịch nhầy làm viêm niêm mạc họng và tái phát nhiều lần.
- Người mắc bệnh tích tiền ung thư thanh quản: Điển hình là bạch sản than quản và u nhú thanh quản ở người cao tuổi đây là giai đoạn tiền ung thư.
- Vệ sinh cá nhân vùng răng miệng, mũi họng kém: Tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn dễ xâm nhập gây viêm nhiễm.
- Môi trường sống: Những người làm việc trong môi trường hay tiếp xúc với hóa chất độc hại như phòng hóa học, vùng than, sản xuất và chế biến gỗ, nơi sống nhiều khói bụi, nhà máy xí nghiệp.
Triệu chứng của ung thư hạ họng
- Triệu chứng cơ năng: đầu tiên thường gặp nhất là rối loạn về nuốt, ban đầu cảm giác khó chịu bên trong vùng họng sau dần tăng lên nuốt ngày càng khó khăn gây đau nhất là khi nuốt nước bọt.
Khi khối u lan rộng vào thanh quản gây khàn tiếng, khó thở, ho dai dẳng, ho ra máu, nổi hạch ở cổ, hơi thở có mùi hôi.
- Triệu chứng thực thể: tiến hành soi thanh quản gián tiếp, trực tiếp lúc đầu thấy xoang lê ứ đọng nước bọt và có thể thấy tổn thương loét sùi. Giai đoạn muộn hơn khối u lan rộng toàn bộ xoang lê, hạ họng và vào thanh quản.
Ở cánh sụn giáp và da vùng cổ cũng có thể bị thâm nhiễm do khối u lan rộng ra phía ngoài. Ngay từ giai đoạn đầu của ung thư hạ họng hạch cổ đã xuất hiện, hạch to dần, cứng, cố định thường nằm ở cảnh giữa ngang tầm xương móng.
- Triệu chứng toàn thân: thể lực bệnh nhân suy giảm dần theo tiển triển của bệnh do ăn uống kém, khó thở thiếu oxy và do nhiễm độc bởi ung thư.
Điều trị ung thư hạ họng
Các phương pháp phẫu thuật đối với ung thư hạ họng
Chỉ định loại phẫu thuật nào là tuỳ thuộc thương tổn của u và hạch, thường áp dụng các phương pháp phẫu thuật sau đây:
Cắt bỏ hạ họng, thanh quản toàn phần.
Cắt bỏ một phần hạ họng, thanh quản.
Cắt bỏ nửa thanh quản, hạ họng.
Cắt bỏ nửa thanh quản, hạ họng trên thanh môn.
Các phương pháp điều trị bằng tia xạ
Khuynh hướng chung của nhiều tác giả trên thế giới là kết hợp tia xạ sau mổ, tia trường bao gồm vùng hạ họng, thanh quản và các dãy hạch cổ hai bên. Giới hạn trên của tia trường đi qua bờ dưới ống tai ngoài, giới hạn trước là da vùng cổ trước (phần trước của khí quản có thể bảo vệ bằng che chắn), giới hạn dưới là miệng thực quản và giới hạn sau là bờ sau xương chũm. Dãy hạch cổ dưới có thể dùng chùm tia thượng đòn. Vị trí gần tuỷ sống thì lượng tia không được quá 45Gy. Thông thường lượng tia ở khối u hạ họng, thanh quản và các hạch cổ phải đạt từ 65-70Gy, tia rải rác đều mỗi ngày 2Gy, mỗi tuần từ 10-12Gy. Nếu hạch chưa bị thâm nhiễm, thì có thể dùng lượng tia 45-50Gy.
Nhìn chung, kết quả điều trị kéo dài tuổi thọ cho người bệnh từ 3-5 năm đạt 25-35%, một số sống quá 10-15 năm, nhưng đạt tỉ lệ thấp 10-12%. Phần lớn tử vong do tái phát tại chỗ hay hạch và thường kèm theo di căn xa (hay gặp là vào phổi hay xương), một số trường hợp lại có thêm một ung thư thứ hai. Vì vậy, những bệnh nhân đã điều trị cần được khám và theo dõi định kỳ 2 tháng/lần trong 3 năm đầu và các năm sau từ 4-6 tháng/lần. Trong 3 năm đầu 6 tháng chụp phổi một lần.
Thảo Nguyên