Bé 7 tháng tuổi bị co giật và tử vong vì hành động “yêu thương” này

Google News

Tất cả các bậc cha mẹ đều yêu thương con nhưng phải chú ý đến phương pháp, đừng để con cái bị tổn hại chỉ vì tình yêu của chúng ta. Trường hợp cậu bé 7 tháng tuổi tử vong dưới đây cũng chỉ vì hành động “cưng nựng” này của người cha.
 

Tiểu Vương, năm nay 32 tuổi sống ở tỉnh Sơn Tây (Trung Quốc). Chồng của Tiểu Vương hơn cô một tuổi. Hai vợ chồng trẻ sau khi kết hôn, bởi bận rộn với công việc nên đã tạm hoãn kế hoạch có con. Sau 7 năm kết hôn, vì sự thúc giục của mọi người, nhất là mẹ chồng bắt vợ chồng Tiểu Vương phải sinh con. Tiểu Vương và chồng cũng nghĩ, hiện tại kinh tế đã ổn định, đã đến lúc gia đình cần thêm một thành viên mới. Không lâu sau Tiểu Vương cũng mang thai, mặc dù thời gian mang thai khiến cô rất vất vả nhưng Tiểu Vương vẫn cảm nhận được đứa trẻ là cầu nối hạnh phúc của tất cả mọi người trong gia đình.
Quả thật, sau khi sinh con, chồng Tiểu Vương rất có trách nhiệm, bố mẹ chồng cũng giúp đỡ cô chăm sóc em bé. Chính điều này, khiến Tiểu Vương không cảm thấy mệt mỏi, ngược lại còn rất hối hận tại sao lại không sinh con sớm hơn, nếu có con sớm thì gia đình sẽ vui vẻ hơn rất nhiều. Tuy nhiên, không ai có thể ngờ tới, sau khi đứa trẻ ra đời được vài tháng, cậu bé đã phải chịu bất hạnh.
Be 7 thang tuoi bi co giat va tu vong vi hanh dong “yeu thuong” nay
Ảnh minh họa 
Từ sau khi có con, chồng Tiểu Vương bỏ hết những cuộc nhậu từ bạn bè, khách hàng để vội vã về nhà nhìn thấy con trai yêu quý. Lúc này chỉ có cậu con trai mới là niềm vui, niềm hạnh phúc của ông bố. Mỗi lần về nhà chồng Tiểu Vương thường tung hứng đứa trẻ, khi đó đứa trẻ cười khúc khích. Mặc dù Tiểu Vương biết rằng điều này không tốt, có thể ảnh hưởng đến đứa trẻ, nhưng cô cho rằng đứa trẻ đã được 7 tháng nên chắc cũng không vấn đề gì.
Tuy nhiên, vài ngày trước đây, khi chồng Tiểu Vương đi làm về lại tung đứa trẻ lên không trung, không ngờ khi bế con trong lòng phát hiện sắc mặt của đứa trẻ có chút biến đổi, toàn thân lạnh cóng còn liên tục nôn ói, miệng sủi bọt trắng. Lúc này Tiểu Vương cùng chồng vội vã đưa đứa trẻ đến bệnh viện. Sau khi kiểm tra mới biết đứa trẻ bị tổn thương não, nguyên nhân chính là vì chồng Tiểu Vương thường xuyên tung hứng cậu bé. Mặc dù bác sĩ đã cố gắng cứu chữa nhưng đứa trẻ vẫn không qua khỏi. Người thân trong gia đình, nhất là chồng của Tiểu Vương vô cùng hối hận, anh không ngờ rằng hành động của mình lại dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như vậy.
Tuyệt đối không rung lắc, tung hứng trẻ dưới 2 tuổi
Các chuyên gia khuyến cáo người lớn cần loại bỏ thói quen tung hứng, rung lắc khi bế và đùa nựng với trẻ. Bởi vì mọi động tác rung lắc đều gây hại và có thể để lại những hậu quả khôn lường cho sức khỏe trí tuệ của trẻ.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia trung tâm Kiểm soát và Phòng tránh dịch bệnh ở Mỹ, tần suất tử vong do "Hội chứng trẻ bị lắc" (Shaken baby syndrome) lên tới khoảng 2.000 trẻ mỗi năm. Đây là một hội chứng thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi, nhiều nhất là từ trẻ sơ sinh đến 8 tháng, có thể gây tử vong nếu bị tổn thương não nặng. Cụ thể, tổn thương nhẹ từ việc rung lắc có thể làm cho trẻ mất khả năng nói năng lưu loát, không tiếp thu được bài vở khi học tập. Còn tổn thương nặng có thể gây ra xuất huyết võng mạc mắt, liệt thần kinh, co giật… thậm chí gây tử vong.
Bố mẹ thường không biết trẻ bị tổn thương vì bị rung lắc quá mạnh do người lớn gây nên, vì vậy nhiều trường hợp trẻ đã bị tổn thương nhưng vẫn tiếp tục bị "tra tấn" bởi các lần rung lắc mạnh tiếp theo do người lớn vô tình gây ra, khiến trẻ bị tổn thương ngày càng nặng.
Do vậy, các chuyên gia khuyến cáo, tuyệt đối không được đung đưa mạnh đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ từ 0-6 tháng. Bởi những tổn thương không chỉ xảy ra trong thời điểm hiện tại mà có thể ảnh hưởng về lâu dài.
- Không nên có những động tác thay đổi tư thế đột ngột như: Bế thốc dậy khi trẻ đang nằm, nhấc bổng trẻ lên cao, xốc nách nhấc trẻ lên cao rồi hạ xuống.
- Khi trẻ quấy khóc hoặc làm một việc gì đó không vừa lòng, người lớn không nên tát, đánh vào đầu trẻ.
- Không ôm giữ trẻ khi cãi cọ.
- Khi di chuyển trẻ, hãy giữ cổ ở tư thế tương đối cố định
- Khi trẻ khóc kéo dài không dỗ được cần phải kiểm tra kỹ nguyên nhân.
Đồng thời, người thân trong gia đình không nên tạo áp lực cho cha mẹ của trẻ khi trẻ khóc nhiều.
Theo Helino