Trứng là một trong những thực phẩm vừa rẻ vừa có chất lượng cao, có nhiều lợi ích cho cơ thể. Thế nhưng, bạn có biết rằng, nếu kết hợp trứng với hai thứ này sẽ khiến cơ thể gặp hoạ, giúp tế bào ung thư bị kích thích, ngày một phát triển hơn.
|
Ảnh minh hoạ. |
1. Trứng và sữa đậu nành
Hiện nay, hầu như nhà nào cũng có máy làm sữa đậu nành, mỗi sáng uống một cốc sữa đậu nành giúp ích rất nhiều trong việc bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, nếu không có thời gian làm tại nhà thì trên phố cũng có rất nhiều cửa hàng bán đồ ăn sáng này có bán sẵn sữa đậu nành.
Sữa đậu nành cùng bánh mì, bánh bao, xôi, cháo và trứng luộc là bữa sáng quen thuộc của nhiều người. Song, theo các chuyên gia dinh dưỡng, trứng và sữa đậu nành là kẻ thù không đội trời chung, đặc biệt không thích hợp để dùng vào buổi sáng.
|
Ảnh minh hoạ. |
Trứng và sữa đậu nành đều chứa protein mà chúng ta có thể hấp thụ, nhưng thành phần của hai loại protein khác nhau và khi chúng kết hợp với nhau, dẫn đến sản sinh ra các chất bất lợi, trong đó có chất gây ung thư. Nếu ăn lâu ngày, các chất độc hại sẽ liên tục tồn tại trong cơ thể chúng ta, gây ra những tác hại khôn lường cho cơ thể.
2. Trứng và đường
Nếu như trứng và sữa đậu nành được coi như kẻ thù không đội trời chung thì trứng và đường lại được xem như kẻ thù truyền kiếp. Thói quen ăn đồ ngọt và nhiều đồ ăn có đường là thói quen nhiều người mắc phải. Nhưng bạn có biết? Đường trắng và trứng không thể ăn cùng nhau, đặc biệt nếu bạn ăn cháo đường vào buổi sáng, sau đó thêm trứng luộc hoặc trứng.
|
Ảnh minh hoạ. |
Đối với cơ thể đã nghỉ ngơi một đêm, sự kết hợp của trứng và đường vào buổi sáng sẽ sinh ra một loại phản ứng có hại, trong đó các chất hóa học trong trứng và đường làm cho các bộ phận trong cơ thể không hấp thụ được các chất cần thiết mà còn có khả năng gây ung thư, vì vậy, mọi người phải chú ý đến khía cạnh này trong chế độ ăn uống.
Tóm lại, tất cả chúng ta đều đã quen với trứng, có thể luộc, chiên hoặc rán, kho... nhưng chúng ta phải bảo vệ cơ thể của mình, chú ý những đại kỵ khi kết hợp thực phẩm. Nhớ rằng, sự hài lòng về mùi vị không đại diện cho nhu cầu của cơ thể.
Kiều Dụ (Theo SH)