Uống nước có ga, ăn cơm chan canh
Chúng ta thường có thói quen khi ăn cơm uống nước lọc hoặc nước hoa quả. Theo các chuyên gia dinh dưỡng đây là thói quen cực kì có hại. Nghiên cứu cho thấy, khi có quá nhiều chất lỏng và thức ăn trong dạ dày, quá trình tiêu hóa sẽ chậm lại. Chính vì thế cho dù uống bất kì loại nước nào khi ăn đều làm cho quy trình tiêu hóa bị ảnh hưởng, vì nó làm tăng kích thích của dạ dày.
Theo chia sẻ của BS Phan Thị Thu mInh, Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội đăng trên Zing.vn, thói quen vừa ăn vừa uống nước hoặc chan canh vào bát cơm để ăn lâu dần sẽ khiến dạ dày của bạn phải làm việc quá mức và gây bệnh dạ dày.
|
Gắp thức ăn mời người khác là một trong những nét văn hóa đặc trưng của người Việt. |
“Khi nhai thức ăn, enzyme trong nước bọt tiết ra hỗ trợ quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, rất có lợi cho sức khỏe. Khi chan cơm cùng canh, dịch tiêu hóa bị nước pha loãng khiến quá trình hấp thu dinh dưỡng giảm, tạo cảm giác nhanh no nhưng thực chất lượng dinh dưỡng rất ít”, BS Minh nói.
Bác sĩ Minh cũng khuyến cáo khi ăn cơm, nên nhai từ tù, nhai kỹ, đặc biệt ở trẻ nhỏ, nên tập thói quen ăn uống khoa học.
Ngoài ra, các bác sĩ cũng cho rằng không nên sử dụng đồ uống có ga trong bữa cơm, do lượng carbon dioxide dễ làm tăng áp lực, dẫn tới giãn dạ dày cấp.
Gắp thức ăn cho người khác
Gắp thức ăn mời người khác là một trong những nét văn hóa đặc trưng, thể hiện sự hiếu khách của người Việt. Thế nhưng hành động tưởng như rất đẹp này lại gây ra nguy hại đối với sức khỏe của chúng ta. Việc dùng chung đũa, muôi, nước chấm là một con đường lây lan các bệnh truyền nhiễm như cảm cúm, quai bị… Trong khoang miệng của mỗi người chứa gần 80 triệu vi khuẩn khác nhau trong đó có những vi khuẩn gây bệnh viêm gan, viêm loét dạ dày… có thể lây lan qua đường ăn uống chung. Hơn thế nữa, người được gắp chưa chắc đã thích món ăn mà bạn gắp cho họ. Vậy nên trong bữa ăn, chúng ta nên hạn chế việc gắp thức ăn cho người khác, nếu có, hãy nhớ xoay đầu đũa hoặc sử dụng một đôi đũa sạch khác bạn nhé.
Uống trà đặc
Theo Health.sina, trong lá trà có chứa lượng lớn axit tannic, uống trà đặc sau khi ăn sẽ khiến khối protein vừa ăn vào chưa được tiêu hóa kết hợp với axit tannic, hình thành chất kết tủa, ảnh hưởng đến việc hấp thụ protein.
Không nên uống trà đặc sau khi ăn. Các chất có trong lá trà còn cản trở việc hấp thu sắt, thói quen xấu uống trà sau bữa ăn trong thời gian dài, dễ gây thiếu máu do thiếu sắt; ngoài ra, ăn cơm xong uống trà ngay, một lượng lớn nước vào trong dạ dày, sẽ làm loãng dịch vị, từ đó ảnh hưởng công tác tiêu hóa thức ăn của dạ dày.
Mời quý độc giả xem video 7 thực phẩm càng ăn nhiều càng tốt (nguồn Youtube):
Theo Khỏe & Đẹp