Theo truyền thông địa phương, ông Khương, 56 tuổi, ở Chiết Giang, Trung Quốc, nhận chẩn đoán mắc bệnh thận mãn tính vào năm ngoái.
Gần đây, trong lúc làm việc mệt mỏi, ông Khương ngày nào cũng ăn cả cân cam. Nào ngờ, chỉ trong khoảng nửa tháng, ông Khương phát hiện tay chân tê dại, cơ bắp đau nhức, khi đến bệnh viện khám thì được chẩn đoán mắc bệnh urê huyết và tăng kali máu.
Theo bác sĩ khám cho ông Khương, kết quả xét nghiệm creatinine của ông vượt quá 800 μmol/L (bình thường là 53-106 μmol/L đối với nam giới), kali trong máu cũng cao tới 7,1 mmol/l (nồng độ bình thường là 3,5-5,5mmol/l), nhịp tim lại chỉ 40 nhịp/phút (nhịp tim của người bình thường là 60-100 nhịp/phút), có khả năng bị ngừng tim.
|
Ảnh minh họa. |
Ngay lập tức, ông Khương được điều trị khẩn cấp. May mắn, điều trị đáp ứng, sau một loạt các biện pháp, hiện tình trạng của ông Khương ổn định. Tuy nhiên, chứng urê huyết cần phải điều trị bằng phương pháp lọc máu (lọc thận) nên ông được chuyển đến Bệnh viện số 1 của Trường Đại học Chiết Giang để điều trị tiếp.
Bác sĩ Ngụy Thuần Thuần - bác sĩ điều trị tại trung tâm bệnh thận của bệnh viện cho biết, hàng năm có rất nhiều trường hợp như ông Khương được chẩn đoán mắc bệnh urê huyết do tăng kali máu vì ăn quá nhiều cam trong thời gian ngắn, phần lớn những bệnh nhân này đều mắc bệnh thận.
Theo bác sĩ Ngụy, cam rất giàu ion kali, do đó, nếu bệnh nhân suy thận nạp quá nhiều ion kali trong thời gian ngắn, thận bị rối loạn chức năng sẽ không thể bài tiết, cơ thể sẽ bị sung huyết, thiếu kali ảnh hưởng trực tiếp đến nhịp tim và nhịp thở.
Giáo sư Trần Giang Hoa - giám đốc Trung tâm Bệnh thận Chiết Giang cũng chỉ ra rằng những người có sức khỏe bình thường sẽ không gặp vấn đề gì về sức khỏe nếu ăn vài quả cam cùng một lúc, nhưng những người mắc bệnh thận nên cố gắng ăn ít thực phẩm có hàm lượng kali cao.
>>> Mời độc giả xem thêm video: Phòng bệnh thận yếu, tiểu đêm bằng y học cổ truyền
Nguồn video: Sức khỏe và Đời sống
Kiều Dụ (Theo ET)