Vì thích ăn bưởi, ông Lưu, ở Vũ Hán, Hồ Bắc (Trung Quốc), sau khi tan sở đều mua một quả bưởi để ăn. Gần đây, do cảm thấy khô nóng trong người, ông Lưu mỗi ngày đều ăn một quả bưởi, cứ thế liên tục 7 ngày.
Rất nhanh sau khi ăn bưởi liên tục, ông Lưu cảm thấy chân tay bỗng đau nhức, bủn rủn, đi lại khó khăn. Đến khi có biểu hiện liệt tứ chi, ông Lưu được gia đình đưa vào bệnh viện cấp cứu.
Sau một loạt các cuộc kiểm tra, bác sĩ phát hiện ra rằng enzym Creatine Kinase của ông Lưu cao gấp hơn 5 lần so với giá trị bình thường, chẩn đoán là tiêu cơ vân cấp tính, mà thủ phạm chính là những quả bưởi ông Lưu ăn hàng ngày.
Bưởi có chứa furanocoumarin, có thể ức chế không hồi phục các enzym cytochrom P450 (như CYP3A4) trong gan, do đó ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa và bài tiết thuốc ra khỏi cơ thể. Điều này có thể làm cho thuốc tích tụ trong cơ thể với một lượng lớn, gây ra tác dụng dụng phụ, thậm chí ngộ độc.
|
Ảnh minh hoạ. |
Bệnh tiêu cơ vân đề cập đến việc giải phóng các thành phần của tế bào cơ vân, chẳng hạn như myoglobin, creatine phosphokinase, các ion và các chất độc hại phân tử nhỏ vào tuần hoàn máu, nước tiểu khi cơ vân bị phá hủy dẫn đến rối loạn chuyển hóa và tổn thương chức năng của các cơ quan.
Bệnh này đặc trưng bởi đau cơ, yếu cơ, sưng cơ, cảm giác giữ nước, myosin trong máu tăng cao, huyết sắc tố niệu và ảnh hưởng chức năng thận trong trường hợp nặng.
Bác sĩ cho biết, cũng có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiêu cơ, vân bao gồm thiếu máu cơ trực tiếp hoặc chấn thương, tập thể dục quá sức, nhiễm vi khuẩn và vi rút cũng như bị tác dụng phụ của thuốc uống.
Qua chuyện này, bác sĩ nhắc nhở mọi người, không ăn bưởi khi đang sử dụng các loại thuốc điều trị. Nếu đang uống thuốc mà lại liên tục ăn bưởi, uống nước ép bưởi thì vô cùng có hại. Các thành phần trong bưởi sẽ ức chế men chuyển hóa thuốc trong cơ thể và làm tăng nồng độ statin trong máu, có thể làm tổn thương cơ.
Kiều Dụ (Theo ET)