Mình có một đợt kinh nguyện ra ít nên hơi lười thay băng vệ sinh, có khi cứ nấn ná chờ tới khi băng vệ sinh ướt mới thay cái khác.
Lúc đó cứ nghĩ đơn giản là băng chưa ướt thì làm sao phải thay, lại thêm công việc cũng bận rộn nên cũng không chú ý nhiều. Mình duy trì việc này chừng nửa năm cơ ấy, tới lúc thấy 'cô bé' cứ ngứa ngáy, khó chịu, thì lại chủ quan nghĩ là chắc do ẩm ướt nên thế thôi.
Sau đó không lâu thì có đợt khám sức khỏe tổng quát ở cơ quan, bác sĩ khám xong bảo mình bị viêm phụ khoa rồi, sao giờ mới đi khám.
Nghe bác sĩ nói mà mình sốc toàn tập, vì mình là con gái, chưa từng quan hệ, bình thường cũng rất sạch sẽ, làm sao có thể mắc bệnh này được.
Nhớ lại, mấy hôm trước, ngoài ngứa ra, mình còn tự thấy chỗ đó ra dịch nhiều, lại có mùi hôi nhưng chỉ rửa sạch rồi thôi.
Mình bình tĩnh lại hỏi bác sĩ thì bác sĩ nói là tại thói quen không thay băng vệ sinh thường xuyên của mình chính là nguyên nhân gây ra bệnh.
Lúc kê đơn cho mình, bác sĩ cũng nói luôn các sai lầm mà phụ nữ dễ mắc phải trong kỳ đèn đỏ, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, bệnh phụ khoa.
Không thay băng vệ sinh sau 4 tiếng, toàn chờ ướt mới thay
Các chuyên gia khuyến cáo: Cứ mỗi 4 tiếng, chị em cần thay băng vệ sinh 1 lần. Bởi nếu một miếng băng vệ sinh dùng quá lâu sẽ khiến vi khuẩn sinh sôi và xâm nhập vào bên trong gây nấm ngứa, viêm nhiễm. Ngoài ra, miếng băng sau 4 tiếng thì lượng vi khuẩn phát triển nhanh hơn. Do đó, cứ sau 4 tiếng bạn cần phải thay đi.
Đấm lưng
Khi rớt ‘dâu’ hầu hết chị em đều có cảm giác đau mỏi lưng. Lúc này, đấm lưng là lựa chọn hàng đầu của mọi người. Thế nhưng, các chuyên gia cảnh báo rằng cảm giác đau lưng trong ngày này là vì khoang chậu bị tụ máu gây nên. Khi chúng ta đấm lưng càng nhiều thì lượng máu tụ lại đây càng nhiều.
Vì thế, cơn đau sẽ chỉ tăng lên chứ không hề bớt đi. Đã thế, việc đấm lưng còn có thể khiến vùng chậu bị tổn thương, lớp nội mạc tử cung bị bong ra, rất khó phục hồi. Việc này dễ dẫn tới tình trạng rong kinh, không tốt chút nào.
Giao hoan trong ngày ‘dâu’
Trong ngày rớt ‘dâu’ chị em đặc biệt phải tránh chuyện gần gũi vợ chồng. Nguyên nhân là vì thời điểm này cổ tử cung sẽ mở rộng ra và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong.
Vi khuẩn sẽ bắt đầu ‘làm tổ’ trong đó và gây ra bệnh tật. Vi khuẩn càng nhiều thì nguy cơ nhiễm trùng càng cao nên bạn dễ bị viêm nhiễm, ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng.
Dùng sữa tắm, xà phòng để vệ sinh
Vùng kín của phụ nữ là bộ phận vô cùng nhạy cảm và mỏng manh. Mà sữa tắm, xà phòng thì lại có tính sát khuẩn mạnh. Việc sử dụng những sản phẩm này để vệ sinh sẽ khiến nồng độ PH bị thay đổi. Từ đó khiến ‘bé’ bị mất cân bằng sinh lý và dễ khiến bạn bị bệnh phụ khoa.
Vì vậy, ngày bình thường chị em chỉ cần dùng nước sạch để vệ sinh là được. Còn vào những ngày rớt ‘dâu’ thì chị em nên sử dụng các sản phẩm dung dịch vệ sinh được bào chế riêng cho bộ phận này để rửa. Tuy nhiên, các chị nhớ là đừng lạm dụng quá nhé.
Mặc quần quá chật
Việc mặc quần bó sát vào những ngày bình thường đã không tốt rồi. Vào ngày ‘rớt dâu’ lại càng đặc biệt nguy hiểm hơn. Bởi nó sẽ tạo thêm áp lực cho hệ thống mao mạch, ảnh hưởng tới quá trình tuần hoàn máu, làm tăng ma sát và gây nên hiện tượng phù nề.
Hơn nữa, khi mặc quần chật quá thì ‘bé’ không có đủ không gian để ‘thở’. Khi ấy, mồ hôi tiết ra sẽ đọng lại ở ‘bé’ và tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn có hại sinh sôi, nảy nở.
Tắm quá lâu, ngâm mình trong bồn tắm
Trong kỳ kinh, bạn nên tắm để đảm bảo cơ thể sạch sẽ. Tuy nhiên, bạn không được tắm lâu quá vì lúc này cơ thể mất máu nên rất mệt mỏi, yếu ớt. Việc tắm lâu quá dễ khiến bạn bị nhiễm lạnh, dễ bị ốm.
Bên cạnh đó, chị em cũng đặc biệt nên tránh việc ngâm mình trong bồn tắm. Bởi việc này tuy có mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu. Thế nhưng nó lại khiến chị em vô tình ‘hút’ thêm vi khuẩn vào trong tử cung. Thế nên nếu duy trì thói quen này thì đừng hỏi sao mà bạn dễ bị bệnh phụ khoa nhé.
Vào ngày đèn đỏ, các chị chỉ nên dùng nước ấm tắm qua, chủ yếu là để vệ sinh ‘bé’ sạch sẽ là được.
Ăn uống đồ lạnh
Sử dụng đồ lạnh như kem, đá, nước lạnh… vào ngày rớt ‘dâu’ làm chị em sảng khoái nhất thời. Thế nhưng nó lại vô tình khiến tốc độ tuần hoàn máu bị suy giảm. Điều này ảnh hưởng xấu tới quá trình co thắt của tử cung để thải máu kinh ra ngoài. Từ đó gây nên những cơn đau bụng kinh khủng khiếp. Ngoài ra, khi máu kinh không được đẩy ra, tử cung phải co bóp nhanh hơn thì rất dễ ‘nuốt’ thêm vi khuẩn từ bên ngoài vào. Khi ấy, bạn cũng dễ bị mắc bệnh phụ khoa.
Theo Thạch Thảo/ Khoevadep