Dĩ nhiên, không phải tất cả truyện tranh đều phù hợp với trẻ em, nhưng nhiều tác phẩm truyện tranh được viết bởi người lớn, thậm chí là những nhà văn nổi tiếng. Thế nên, công chúng khó mà phủ nhận sự thật: truyện tranh là một thể loại văn học mạnh mẽ và hữu ích để phát triển khả năng hiểu cũng như phân tích văn học của học sinh, đồng thời cải thiện đáng kể trình độ nghệ thuật ngôn ngữ của các em.
|
Truyện tranh là một thể loại văn học mạnh mẽ và hữu ích để phát triển khả năng hiểu cũng như phân tích văn học của học sinh. (Ảnh: ITN). |
Mở rộng vốn từ vựng
Theo ourkids.net, kết quả của một nghiên cứu cho thấy hầu hết truyện tranh và tiểu thuyết đồ họa đều có 36% - 76% lượng từ vựng và là đại diện cho ngôn ngữ được tìm thấy ở trường trung học phổ thông và cao đẳng/đại học, trong khi hầu hết các tạp chí và báo định kỳ khác chỉ thu được 14% số từ vựng.
Cải thiện kỹ năng ghi nhớ
|
Truyện tranh cung cấp nhiều ví dụ về cách cấu trúc các nhân vật. (Ảnh: ITN). |
Với việc thế giới đang trở nên rất nhạy bén về phương tiện truyền thông/hình ảnh, một người đang học tiếng Anh hoặc một người đọc có thể sử dụng truyện tranh như một phương tiện để cải thiện kỹ năng ghi nhớ ngay lập tức. Kỹ năng này là là trọng tâm của việc học tiếng Anh.
Học hỏi cách kể chuyện thú vị
Nhiều tác giả truyện tranh có xu hướng xây dựng mạch truyện trong thời gian dài. Điều này đòi hỏi người đọc phải tuần tự hóa cách tiếp cận của họ và đợi vài tuần cho tập tiếp theo. Nhờ đó giúp người đọc có chút thời gian để suy ngẫm về câu chuyện.
Với cách kể chuyện linh hoạt này, văn bản có thể được trình bày theo trình tự thời gian và trình tự chuyển văn bản thành hình ảnh, cốt truyện có thể chuyển từ quá khứ sang hiện tại và tương lai, tất cả đều trong cùng một câu chuyện.
Bài học về phác họa nhân vật và phát triển nhân vật
Truyện tranh cung cấp nhiều ví dụ về cách cấu trúc các nhân vật, dựa trên câu chuyện phía sau, động cơ, phản ứng với bối cảnh và địa điểm cũng như chuyển động qua các cốt truyện với tư cách là nhân vật phụ và nhân vật chính, đồng thời giới thiệu ý nghĩa của việc trở thành nhân vật phản diện và nhân vật chính diện, và tại sao điều này đã phát triển.
Truyện tranh đưa ra một kế hoạch chi tiết để xác định và nhân rộng các kỹ thuật viết nâng cao.
Phát triển kỹ năng tóm tắt cốt truyện
Khả năng theo dõi và sau đó nhận xét về cốt truyện là trọng tâm của sự phát triển khả năng đọc viết ở trẻ em. Những đứa trẻ đang gặp khó khăn trong việc đọc có thể dễ dàng khám phá thế giới đằng sau cuốn sách, giống như những đứa trẻ cùng trang lứa thành thạo hơn, nhưng có thể làm được điều đó với sự hỗ trợ của truyện tranh hoặc tiểu thuyết đồ họa.
Khơi dậy đam mê viết
|
Mặc dù được tạo hình trong “thế giới văn học” của những người sáng tạo ra nó, nhưng truyện tranh lại có một nét độc đáo là bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra. (Ảnh: ITN). |
Việc tiếp xúc với trí tưởng tượng của các tác giả và họa sĩ truyện tranh là một sự đảm bảo trẻ em sẽ đọc sẽ bám sát chúng. Một trong những kết nối quan trọng nhất của việc đọc truyện tranh là trẻ có thể xây dựng câu chuyện của chính mình.
Ngay cả khi trẻ chỉ bắt chước những gì mình đã đọc, đây vẫn là ngọn lửa khơi dậy niềm yêu thích đọc và viết.
Cho phép người đọc tiếp cận thế giới văn học mới
Sử dụng quy chuẩn của câu chuyện trong truyện tranh, trẻ có thể khám phá thế giới và bản chất của các nhân vật mà các em đã đọc và sử dụng các kỹ năng nghệ thuật ngôn ngữ cao cấp hơn như siêu nhận thức, dự đoán cũng như tổng hợp phần tiếp theo.
Mở rộng trí tưởng tượng
Trẻ em ngày nay sống trong một thế giới bị đóng khung quá nhiều bởi các ranh giới, quy tắc và do đó, trí tưởng tượng bị hạn chế. Mặc dù được tạo hình trong “thế giới văn học” của những người sáng tạo ra nó, nhưng truyện tranh lại có một nét độc đáo là bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra.
Sự khó đoán và phép thuật vẫn tồn tại. Nhờ thời gian đầu tư vào việc đọc, trí tưởng tượng của trẻ có thể mở rộng theo những hướng không thể tính toán được.
Cải thiện điểm số
Tất cả các nguyên lý của nghệ thuật ngôn ngữ: cốt truyện, nhân vật, xung đột, tâm trạng, bối cảnh và thậm chí cả từ vựng đều có thể được củng cố bằng việc đọc và sáng tác truyện tranh.
Theo Thủy Kiều/Giáo dục & Thời đại