Dưới đây là 3 kiểu làm mẹ thất bại điển hình, là nỗi khiếp đảm của các con, là nguyên nhân chính dẫn tới việc trẻ tự ti, khó thành công trong tương lai.
1. Mẹ hơi tý là nổi cáu với con
Có thể nói rằng, mỗi một cặp cha mẹ đều là lần đầu tiên làm cha mẹ, cho nên trong quá trình mẹ nuôi dạy bé sẽ có rất nhiều vấn đề tạm thời không giải quyết được. Ví dụ trẻ khóc nhè nửa đêm, dỗ dành kiểu gì cũng không chịu nín; hay mẹ đã cấm chạy lên lầu nhưng trẻ vẫn cứ làm, kết quả khiến mẹ phải chạy lên tìm con. Những tình huống như vậy sẽ khiến bạn cảm thấy bất lực, mất kiểm soát và nổi cáu với trẻ.
Ngoài ra trong quá trình nuôi dạy con, có thể bạn và ông xã thường xuyên cãi nhau vì cách dạy dỗ, không khống chế được cảm xúc bạn trút hết những bực tức lên đầu trẻ. Tuy nhiên sau đó bạn lại cảm thấy hối hận, nhận ra rằng không nên nổi cáu với trẻ. Nhưng, một khi trẻ bị tổn thương, sẽ gây ra rất nhiều tác động tiêu cực, ảnh hưởng tới sự phát triển tâm lý của trẻ. Vì vậy, các mẹ tuyệt đối không được tùy tiện nổi cáu.
|
Ảnh minh hoạ
|
2. Mẹ quá vất vả
Mẹ thuộc nhóm này là kiểu người rất tự hào là mình có thể dễ dàng nuôi dạy được một đứa con lớn như thế này.
Luôn thức khuya dậy sớm lo cho con. Sáng sớm lo đi chợ, nấu ăn, đưa con đến trường, cho con làm bài tập về nhà sau giờ học và giặt quần áo đến nửa đêm.
Chăm chỉ và giản dị, đây là đức tính thường thấy ở những người phụ Á Đông và cũng là phẩm chất của một người vợ và người mẹ tốt.
Tuy nhiên, mẹ làm tất cả mọi thứ cho con chỉ càng khiến chúng thêm buồn chán và mặc cảm. Khiến chúng có ác cảm với đồng tiền. Những bất lợi này sẽ càng vượt xa lợi ích khi trẻ trưởng thành.
3. Mẹ luôn áy náy và không ngừng nhận lỗi về mình
Phần lớn cha mẹ người Đức rất nghiêm khắc trong việc nuôi dạy con cái, họ thường để con tự trải nghiệm cảm giác thất bại, trẻ cần biết chịu trách nhiệm cho hành động của mình trước tiên.
Ngược lại, nhiều ông bố, bà mẹ Á đông thường có tâm lý không an tâm, thậm chí áy náy khi để con tự do phát triển, với ý nghĩ trẻ có thể sai lầm, vấp ngã. Chẳng hạn, nếu trẻ quên đồ ở nhà, sau đó trách móc mẹ đã không nhắc mình, khiến bé bị cô giáo mắng. Người mẹ đã nhận lỗi về mình: "Mẹ sai rồi, mẹ bận quá, mẹ xin lỗi con".
Tuy nhiên, đây là một hành động sai lầm của mẹ, bởi nó khiến đứa trẻ hình thành tâm lý khi gặp rắc rối sẽ luôn tìm đối tượng để đổ lỗi, thay vì chịu trách nhiệm và tự tìm ra nguyên nhân cốt lõi của vấn đề và sửa nó.
|
Ảnh minh hoạ
|
4. Mẹ không nhẫn nại với con, việc gì cũng tự quyết
Các mẹ nên biết rằng, trẻ nhỏ là một sinh mệnh độc lập. Mặc dù là con, nhưng các bé vẫn có quyền lợi bày tỏ suy nghĩ và nguyện vọng của mình.
Có rất nhiều phụ huynh luôn cho rằng trẻ con còn nhỏ, chưa vào đời, dễ mắc sai lầm... thế là tước đi quyền lợi của trẻ, không có sự nhẫn nại để ngồi xuống lắng nghe con nói. Ví dụ con không muốn đi học múa, trong khi đó bạn lại cảm thấy con gái đi học múa rất đẹp, ép con đi học bằng được.
Bạn luôn viện mọi cớ để lơ đi những nguyện vọng của con, bỏ ngoài tai những lời nói tâm sự của trẻ. Như vậy, lâu dài sẽ khiến khoảng cách giữa bạn và con mình ngày càng xa hơn, cuối cùng trẻ sẽ không muốn nói ra suy nghĩ của mình cho bạn nghe.
5. Mẹ quá bao bọc
Nhóm bà mẹ này nuôi con dựa trên kỹ năng sinh tồn. Vì quá yêu thương, trân quý con cái nên họ lo sợ rằng con sẽ bị tổn thương dù chỉ một chút. Vì vậy, họ càng bảo bọc con của mình kỹ hơn.
Thế giới ngày nay rất phức tạp và có nhiều nguy hiểm, những đứa trẻ này khi trưởng thành và bước ra đời sẽ gặp khó khăn khi sống tự lập do lúc nào cũng đã có mẹ che chở.
Ngày nay các bà mẹ thường hay than thở: Xã hội này còn có điều gì đáng tin? Sữa bột, các sản phẩm chăm sóc da, các loại vaccine, môi trường giáo dục... đều không an toàn.
Việc bảo bọc con quá mức dường như rất suôn sẻ và thoải mái, nhưng kết quả là chúng trở nên yếu đuối và khép kín, rụt rè và bất tài.
|
Ảnh minh hoạ
|
6. Mẹ luôn muốn kiểm soát tất cả
Kiểu người mẹ này luôn coi sự ngoan ngoãn, vâng lời là tiêu chí đánh giá phẩm chất của đứa trẻ. Trong mắt nhiều bà mẹ, trẻ không làm theo định hướng, kế hoạch của mình mà thể hiện suy nghĩ cá nhân, đưa ra quyết định cá nhân là "chống đối, nổi loạn". Kể cả khi trẻ trưởng thành, mẹ vẫn kiểm soát tất cả, khiến con trở thành người không có suy nghĩ độc lập.
Không ít người mẹ có hành vi ích kỷ, đó là lấy những mong muốn chưa thực hiện được của bản thân áp đặt lên con cái. Nhiều bậc cha mẹ sự nghiệp không thành đạt đã dồn tâm huyết, kỳ vọng lên con. Chính vì muốn con phát triển theo suy nghĩ của mình, nên cảm xúc của đứa trẻ đều bị bỏ qua.
Cốt lõi của việc giáo dục là "thưa thì thông, đầy thì nghẹn". Đứa trẻ nếu khó sống theo ý mình, chúng sẽ cảm thấy không thể nào thông suốt, chỉ biết cách dựa vào bố mẹ để có được sự giúp đỡ. Về lâu dài, đây là một cái vòng luẩn quẩn, sai lầm trong việc dạy dỗ con.
7. Những bà mẹ thích so sánh
|
Ảnh minh hoạ
|
Thực sự rất khó để tìm được một người phụ nữ không thích so sánh trên cõi đời này cả. Chúng ta không thể phủ nhận rằng, sự so sánh thúc đẩy con người ta tiến bộ, nhưng dùng sự so sánh đối với con trẻ thì phản tác dụng.
Các bậc phụ huynh tuyệt đối chớ đem cái tâm hư vinh của mình lây sang con cái. Chớ thấy con nhà người ta nay thi được giải nhất thì về mắng con xơi xơi, bắt con lần sau cũng phải được giải nhất. Chớ thấy con nhà người ta học lớp đấu kiếm rồi về hỏi con có thích hay không, kết quả chẳng cần biết thích hay không vẫn cứ cho đi học.
Nếu cứ như vậy, bạn sẽ không trở nên tốt hơn được, con bạn cũng không tốt hơn được và vô hình chung điều này tạo cho con tâm thái tự ti, luôn sợ không hơn được người khác. Và rồi, sau này quá trình trưởng thành của bé rất mệt mỏi.
Suy cho cùng, điều chúng ta muốn là con có một cuộc sống hạnh phúc, chứ không phải con đi chiến đấu với "con nhà người ta.
Theo Tường Vy/Sức Khỏe Đời Sống