7 bí kíp giúp mẹ chồng nàng dâu "vừa mắt" nhau hơn

Google News

(Kiến Thức) - Cưới nhau được nửa năm thì tôi có thai, mẹ chồng chưa từng hỏi han, chăm sóc. Đến lúc sinh con, mẹ chồng tôi cũng thờ ơ, chỉ vào bệnh viện hỏi han cho có lệ, tiền không đưa, người cũng không ở.

Hỏi:
Tôi tên Hằng, năm nay 25 tuổi, lấy chồng đã được 2 năm, mặc dù rất cố gắng nhưng tôi thực sự không chấp nhận nổi mẹ chồng và nhà chồng tôi. Mọi người thường nói con dâu bây giờ đều có sức chịu đựng kém? Tôi cũng như vậy sao?
Kể sơ qua cho mọi người câu chuyện của tôi. Tôi lớn lên trong gia đình khá giả, yêu đương nghiêm túc. Lần đầu tiên về gia mắt nhà anh, tôi đã cảm nhận được sự khó gần của gia đình anh.
Mặc cho tôi cố gắng thể hiện bằng cách mua quà, xuống bếp làm lụng, không nề hà việc gì, mẹ anh đều rất lạnh đãm, không nói nhiều hơn với tôi nửa câu.
Trong lúc buộc phải nói chuyện, mẹ anh cũng không hòa nhã, lúc nào cũng muốn chiếm thế thượng phong. Bố anh biết thế cũng chỉ thở dài, hoàn toàn không có ý khuyên nhủ.
Em gái của anh cũng tương tự, dù tôi nỗ lực thân thiện bắt chuyện, cô ấy cũng trả lời, tỏ thái độ không muốn tiếp chuyện, khiến tôi vô cùng mất mặt.
7 bi kip giup me chong nang dau
 Ảnh minh họa.
Lúc này vì yêu anh, tôi cắn răng chịu đựng, tự cho rằng chỉ cần tôi và anh ở bên nhau, chuyện gì cũng không quan trọng.
Sau đó, bằng sự kiên trì, tôi và anh kết hôn. Khi kết hôn nhà anh cũng chỉ sắm sửa những thứ cần thiết, không nhà cũng chẳng xe, tiền mừng cũng ít, như kiểu có lệ.
Mấy tháng sau ngày cưới, em chồng tôi cũng kết hôn. Lúc này mẹ chồng tôi vô cùng chu đáo, mua hết thứ này lại sắm thứ khác, khiến tôi đột nhiên có sự so sánh rất khó chịu.
Mẹ chồng tôi dường như chỉ quan tâm đến con gái, chẳng để ý đên con trai, đến một cuộc điện thoại cũng hiếm khi gọi cho chồng tôi. Mặc dù tôi đã cố lờ đi, cho rằng không cần quan tâm đến thái đội của nhà chồng, nhưng những sự việc diễn ra liên tiếp khiến trái tim tôi buốt lạnh, đau nhức.
Cưới nhau được nửa năm thì tôi có thai, suốt khoảng thời gian này mẹ chồng cũng chưa từng hỏi han, chăm sóc. Đến lúc sinh con, mẹ chồng tôi cũng thờ ơ, chỉ vào bệnh viện hỏi han cho có lệ, tiền không đưa, người cũng không ở, mặc kệ cho nhà ngoại muốn làm gì thì làm.
Ngược lại, khi em chồng tôi mang thai, sinh con, mẹ chồng tôi chăm đến tận kẽ răng.
Đỉnh điểm là chồng tôi bồ bịch khi vợ mang thai, mẹ chồng tôi cũng không an ủi, động viện được một câu, trước sau bà đều không quan tâm, đoái hoài gì đến người con dâu này. Đương nhiên, còn rất nhiều chuyện nữa, đều là những chuyện nhỏ nhặt nhưng gây ức chế vô cùng.
Hiện tại tôi đã quá chán ngán cuộc sống tẻ nhạt, bức bối này, tôi cũng không muốn phải lấy lòng, nhịn nhục gia đình nhà chồng thêm nữa. Từ lúc có con trai, tôi dường như đã ngộ ra đạo lý, không thể cứ mãi mềm yếu, uất ức bản thân mình. Có nhiều người, tuy là người thân nhưng không đáng để phải lưu tâm. Tôi quyết định sẽ cắt đứt hẳn liên lạc với mẹ chồng và nhà chồng, xin hỏi như thế có được không?
Trả lời:
Qua câu chuyện bạn chia sẻ, tôi nghĩ mấu chốt của vấn đề không phải là quan hệ mẹ chồng - nàng dâu của bạn, mà là chuyện bạn mang nặng đẻ đau chồng bạn lại ngoại tình.
Bạn cũng thật lạ lùng, chuyện chồng ngoại tình bạn không mấy quan tâm, chuyện mẹ chồng đối xử lạnh nhạt, bạn lại hơi cường điệu.
Chuyện mẹ chồng nàng dâu vốn là chuyện từ ngàn đời nay. Nếu như mẹ chồng đối xử tốt với bạn, bạn nên thân cận, đối tốt lại. Nếu như mẹ chồng không tốt, bạn nên bớt đi lại, chỉ làm đúng trách nhiệm, nghĩa vụ của mình, không nên cưỡng cầu bất cứ điều gì.
Bây giờ bạn đã làm mẹ, dù bạn không muốn, cũng nên nghĩ cho con mình, cháu bé không chỉ cần bố mẹ, cũng cần có ông bà. Bạn nên thay đổi suy nghĩ của mình, giải quyết mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu theo chiều hướng tích cực.
Dưới đây là 7 bí kíp tôi đúc rút được, có thể giúp quan hệ mẹ chồng nàng dâu của bạn dịu đi.
1. Không nên tỏ ra quá thân thiết với chồng trước mặt mẹ chồng.
2. Không nên sai bảo, nhờ vả chồng trước mặt mẹ chồng.
3. Hiếu kính mẹ chồng là chuyện đúng, cần làm, không nên tính toán được mất.
4. Không nên tơ tưởng đến tài sản, của cải nhà chồng
5. Thi thoảng chủ động gọi điện hỏi thăm sức khỏe cha mẹ chồng.
6. Những mâu thuẫn trong quá khứ đã từng phát sinh đừng nên tính toán, giữ khó chịu trong lòng, hãy để những gì xảy ra trong quá khứ ở lại quá khứ.
7. Cẩn thận, tỉ mỉ quan sát sinh hoạt hàng ngày của mẹ chồng, xem bà có nguyện vọng nào chưa đạt được thì cố gắng thỏa mãn.
Kiều Dụ