Phao câu
Thường các bà nội trợ khi nấu ăn đều có quan niệm rằng, “nhất phao câu, nhì đầu cánh” để đánh giá những phần thịt ngon nhất của con gà. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia ẩm thực lại chứng minh điều ngược lại bởi phao câu tích tụ nhiều mỡ và chứa lượng cholesterol cao. Chính vì vậy, sử dụng phần phao câu của gà để chế biến món ăn thường xuyên rất có hại cho sức khỏe, đặc biệt với những người đang mắc các bệnh nền như tim mạch hay rối loạn mỡ máu.
Bên cạnh đó, phao câu gà cũng là nơi tập trung nhiều loại siêu vi trùng, vi khuẩn gây nên mầm mống của bệnh. Điều này khiến vi khuẩn hay chất độc dễ dàng xâm nhập vào cơ thể và lâu dài sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Cổ gà
Cổ gà là bộ phận của gà được khá nhiều người ưa chuộng lựa chọn ăn nhất là với cánh mày râu thích ăn nhậu. Nhưng cổ gà lại là nơi tập trung nhiều huyết mạch, tuyến hạch, tuyến bạch huyết và tuyến giải độc ở dưới mô da của cổ gà. Vì lẽ đó, đây cũng là bộ phận của gà tập trung khá nhiều chất độc hại.
Và để đảm bảo an toàn sức khỏe cho các thành viên gia đình, các bà nội trợ hãy tránh lựa chọn cổ gà để chế biến món ăn. Còn trong trường hợp “bất khả kháng” nên loại bỏ bớt lớp da trước khi dùng nước muối loãng để làm sạch cổ gà nhiều lần. Ngoài ra, bạn cũng không nên cho trẻ nhỏ ăn nhiều cổ gà kẻo dễ gây dậy thì sớm cho bé.
Lòng gà
Lòng gà cũng là một trong những bộ phận cần hạn chế ăn thường xuyên bởi chúng chứa nhiều cholestertol và tích tụ nhiều chất độc hại. Lý do là bởi ngoài thức ăn thông thường dành cho gà thì gà có xu hướng ăn khá nhiều thứ bẩn khác. Điều này làm cho những chất độc hại tích tụ lại trên lòng gà sau khi gà tiêu hóa thức ăn.
Vì thế, không nên ăn quá nhiều lòng gà sẽ tạo cơ hội cho các chất độc hại xâm nhập vào cơ thể, rất không tốt để duy trì một sức khoẻ lành mạnh. Bởi nếu ăn nhiều lòng gà dễ gây béo phì thừa cân, kéo theo nhiều căn bệnh như mỡ máu, cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch...
Phổi gà
Phổi gà là một trong những bộ phận không nên ăn vì chúng "bẩn" hơn những gì bạn có thể nhìn thấy bằng mắt thường, ở trong các phế nang của phổi gà thường tích tụ rất nhiều vi khuẩn. Sau khi gà bị giết, vi khuẩn trong phổi sẽ càng "lộng hành", chúng sinh sôi rất nhanh, kể cả việc rửa phổi gà ở nhiệt độ cao những khó mà giết hết được lượng vi khuẩn đó.
Da gà
Trong Đông y lẫn Tây y đều khuyên không nên ăn nhiều da gà, đặc biệt là khi đang mắc một số bệnh như gút, tiểu đường, huyết áp cao... vì da gà có chứa nhiều chất béo và có hàm lượng cholesterol cao.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ phần da gà là nơi thường tiếp xúc trực tiếp với lông gà, nằm ở lớp ngoài cùng nên dễ bị nhiễm ký sinh trùng và vi khuẩn ký sinh. Da gà khó làm sạch nên khi ăn, người dùng cần cẩn trọng để không hấp thụ "ổ vi khuẩn" vào cơ thể. Thêm vào đó, da gà chứa khá nhiều chất béo nên dễ gây bệnh ảnh hưởng tới nội tạng của bạn.
Theo Min Min/Khỏe và Đẹp