Cà chua xanh
Các chua xanh chứa hàm lượng lớn chất alkaloid dễ gây ra ngộ độc thực phẩm. Khi bị ngộ độ cà chua xanh, người bệnh có thể cảm thấy buồn nôn, nôn mửa, tiết nước bọt, mệt mỏi, yếu sức... Tiêu thụ alkaloid với lượng lớn có thể gây nguy hiểm tới tính mạng.
Lượng alkaloid sẽ giảm dần rồi biến mất trong quá trình cà chua chín. Vì vậy, tuyệt đối không được ăn những quả cà chua còn xanh. Hãy chờ tới khi cà chua chín đỏ mới đem đi chế biến các món ăn nhé.
Khoai tây mọc mầm
Nhiều người thường tiếc của nên khi thấy khoai tây mọc mầm vẫn tiếp tục sử dụng. Tuy nhiên, ăn khoai tây mọc mầm dẫn dễ bị ngộ độc.
Trong những củ khoai mọc mầm chó chứa chất solanin có thể gây ngộ độc. Liều lượng từ 0,2 -0,4g solanin trên 1kg trọng lượng cơ thể có thể gây chết người.
Trong mầm khoai và chân mầm lượng solanin tập trung nhiều nhất, 420-730mg trong 100g. Vỏ của củ khoai cũng chứa chất độc này, 30-50mg trong 100g. Trong khi đó, ruột khoai chứa 4-7mg trong 100g.
Triệu chứng ngộ độc khi ăn phải khoai tây mộc mầm thường thấy là đau bụng, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, bị giãn đồng tử, liệt nhẹ hai chân. Trường hợp nặng, bệnh nhân có thể bị tê liệt thần kinh trung ương, hô hấp không hoạt động, cơ tim bị tổn thường.
Gừng thối, dập
Khi củ gừng bị thối, nhũn, dập sẽ sinh ra một loại độc tố là safrole. Chất độc này rất mạnh. Khi đi vào cơ thể safrole dễ bị ruột hấp thu và nhanh chóng chuyển đến gan khiến các tế bào gan bị trúng độc. Thường xuyên ăn gừng thối, dập có thể làm tăng nguy cơ ung thư gan, ung thư thực quản.
Bí đỏ già, để lâu
Bí đỏ có lượng đường cao. Khi lưu trữ thời gian dài, bên trong quả bí dễ xảy ra quá trình hô hấp kỵ khí làm lên men và biến chất, không tốt cho sức khỏe.