Giá đỗ rất giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Cứ 100g giá đỗ cung cấp khoảng 44 calo và chứa 5,5g protid, 5,3 glucid, 38g Ca, 91mg P, 1,4mg Fe, 0,2mg vitamin B1, 0,13mg vitamin B2, 0,75mg vitamin PP, 0,09mg vitamin B6, 10mg vitamin C, 15 - 25mg vitamin E.
So với hạt đỗ, giá đỗ có thành phần dinh dưỡng vượt trội. Ăn giá đỗ chính là một cách tăng giá trị dinh dưỡng của các loại họ đậu.
Giá độ chứa ít calo và chất béo nên có khả năng hỗ trợ tiêu hóa, giảm mỡ và cholestrerol xấu trong cơ thể. Ngoài ra lượng vitamin E, C có trong loại rau này sẽ giúp làm chậm quá trình lão hóa, tăng tính đàn hồi, mềm mại và bóng mịn cho làn da.
Giá đỗ tuy giàu dinh dưỡng nhưng khi ăn chúng ta cần tránh làm những việc sau:
Không ăn khi đói bụng
Giá đỗ mát, lành tính nhưng ăn khi dói bụng sẽ không tốt cho dạ dày. Những người có biểu hiện chân tay lạnh, thiếu lực, đau nhức chân tay, đi ngoài phân lỏng nên tránh ăn vì tính hàn của nó, càng ăn càng khiến bệnh nặng hơn.
Không ăn giá đỗ thường xuyên
Giá đỗ là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Khi được chế biến bằng phương pháp truyền thống là ngâm - ủ thì nó hoàn toàn sạch sẽ và an toàn cho người sử dụng.
Tuy nhiên, nhiều người bán giá đỗ hiện nay sử dụng thuốc kích thích để tăng năng suất. Do đó, nếu ăn phải giá đỗ bẩn trong thời gian dài sẽ dẫn đến tích tụ chất độc trong cơ thể, ảnh hưởng tới sức khỏe.
Không ăn giá đỗ với gan
Giá đỗ và gan là hai loại thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất. Tuy nhiên không nên ăn chung chúng cùng với nhau.
Cách chuyên gia dinh dưỡng giải thích, giá đỗ chứa nhiều vitamin C. Nếu xào cùng với gan lợn sẽ làm cho vitamin C bị oxy hóa và mất giá trị dinh dưỡng.
Không ăn giá đỗ sống
Giá đỗ tuy mát và lành tính nhưng có nguy cơ gây ngộ độc nếu không được ngâm ủ đúng quy trình, không đảm bảo vệ sinh. Bên cạnh đó, loại rau này sinh trưởng ở nhiệt độ 30-35 độ C. Đây là điều kiện môi trường lý tưởng cho các loại vi sinh vật phát triển. Do đó, khi dùng giá đỗ, chúng ta nên ngâm rửa sạch sẽ và chần qua nước sôi.