Cách nhận biết mặt bị lệch
Mặt lệch là tình trạng gương mặt bị mất sự cân đối, hài hòa giữa mắt mũi miệng. Nếu lấy trục ở giữa khuôn mặt, bạn có thể so sánh các đường nét ở nửa bên trái và bên phải để xem mặt mình bị lệch trái, lệch phải hay lệch lên xuống.
Ngoài ra, một số người sẽ gặp tình trạng khi nhìn bình thường, gương mặt vẫn cân đối nhưng khi cười sẽ có dấu hiệu lệch sang một bên. Bạn có thể chụp một bức ảnh lúc cười và quan sát xem mình khuôn mặt có bị lệch hay không.
Tất nhiên, bạn không nên quá lo lắng nếu miệng bị lệch khi cười. Đây là một trường hợp khá phổ biến mà nhiều người gặp phải.
Nguyên nhân khiến mặt bị lệch
Do yếu tố bẩm sinh
Nhiều trường hợp sinh ra gương mặt đã không cân đối. Nguyên nhân chủ yếu là do gen di truyền từ những người thân trong gia đình. Gương mặt bị lệch nhẹ thường không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống. Tuy nhiên, trường hợp mặt lệch ở mức độ nặng có thể khiến tổng thể khuôn mặt kém thẩm mỹ và cần sự can thiệp của bác sĩ để điều chỉnh cho cân đối hơn.
Do xương hàm phát triển lệch lạc
Trong giai đoạn dậy thì, cấu trúc xương hàm có thể thay đổi, thay vì phát triển bình thường chúng lại đi lệch hướng. Ví dụ như xương hàm trên/hàm dưới hoặc cả hai hàm dài và rộng ra làm mất cấu trúc bình thường của khuôn mặt, khiến khuôn mặt trông mất cân đối.
Ảnh hưởng của bệnh lý
Các bệnh lý nguy hiểm như đột quỵ, tai biến rất dễ tác động lên dây thần kinh trên mặt và làm cơ mặt co lại, lệch hẳn sang một bên.
3 thói quen khiến mặt bị lệch
Thói quen nhai một bên hàm
Nhiều người có thói quen nhai thức ăn ở một bên hàm. Về lâu dài, hàm chỉ hoạt động một bên và khiến khớp cắn bị lệch. Từ đó, tổng thể khuôn mặt cũng sẽ mất cân đối, lệch hẳng về phía hàm thường xuyên nhai đồ ăn.
Nằm nghiêng một bên khi ngủ
Duy trì thói quen nằm nghiêng một bên khi ngủ trong thời gian dài cơ thể khiến khuôn mặt bị ảnh hưởng và lệch nhà. Tốt nhất, bạn nên nằm ngửa hoặc nằm đổi bên liên tục.
Không giữ ấm cơ thể
Việc không giữ ấm cơ thể trong những ngày rét đậm hoặc sử dụng điều hòa với nhiệt độ quá thấp có thể khiến dây thần kinh số VII bị liệt, gây ra tình trạng méo miệng.
Theo Khoevadep