Nước tương để lâu
Nước tương là loại gia vị không thể thiếu trong nhà bếp của nhiều gia đình. Loại gia vị này có thể dùng cho món mặn, món chay đều nược. Bạn có thể dùng nước tương để chấm trực tiếp hoặc nêm nếm, tẩm ướp thực phẩm trước khi chế biến.
Quy trình sản xuất nước tương khá kỳ công. Nếu không để ý, thành phẩm rất dễ lắng đọng axit amin và chứa cả nitrit. Nitrit có thể gây bệnh cho cơ thể nếu tiêu thụ quá nhiều. Do đó, bạn cần chọn mua nước tương có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng.
Cũng giống nhiều loại thực phẩm khác, nước tương cũng có hạn sử dụng và có thể hỏng nếu không được bảo quản đúng cách. Khi nước tương hết hạn hoặc thay đổi mùi vị, bạn không nên cố dừng tiếp.
Ngoài ra, vì nước tương có chứa hàm lượng muối cao nên ăn nhiều cũng sẽ khiến muối tích tụ và gây ức chế quá trình phân chia tế bào gan, dẫn đến xơ gan.
Hạt tiêu để quá lâu
Hạt tiêu giúp tăng thêm hương vị cho món ăn. Nếu hạt tiêu không được bảo quản đúng cách, nó rất dễ bị mốc và biến chất, sinh ra chất gây hại tế bào gan. Nếu tiêu thụ quá nhiều hạt tiêu bị hỏng, nguy cơ mắc bệnh gan càng cao.
Bạn chỉ nên mua một lượng hạt tiêu vừa đủ, không nên tích trữ quá nhiều. Hạt tiêu cần được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát. Nếu thấy hạt tiêu có mùi vị lạ, tốt nhất không nên sử dụng.
Dầu ăn tích trữ lâu ngày
Nhiều bà nội trợ có thói quen mua một lượng lớn dầu ăn tích trữ trong nhà để sử dụng dần. Mọi người có thể cho rằng dầu ăn có thể bao lâu cũng được. Tuy nhiên, sự thật là sản phẩm này cũng có hạn sử dụng. Khi hết hạn, nó có thể bị biến chất.
Việc sử dụng dầu ăn hết hạn có thể sinh ra bệnh tật. Dầu ăn biến chất có thể xuất hiện aflatoxin - một độc tố kích thích sự phát triển của các tế bào K.
Các thí nghiệm đã chỉ ra rằng, chỉ 1mg aflatoxin đi vào cơ thể có thể dẫn đến sự hình thành của tế bào K ở các cơ quan nội tạng, trong đó có cả gan.
Theo Thanh Huyền/Khoevadep