1. Răng bị lung lay hoặc rụng
Nhiều người không biết rằng, ung thư lưỡi có thể khiến răng lung lay, thậm chí rụng. Nguyên nhân là do các tế bào ung thư đã xâm lấn mô thần kinh tại chỗ trong quá trình phát triển và khiến răng có thể lung lay, đôi khi gây đau khi ăn. Khi bệnh tiến triển, cơn đau sẽ tăng dần và răng bị rụng.
2. Khối u
Biểu hiện phổ biến nhất của ung thư lưỡi là một khối u không rõ nguyên nhân được tìm thấy trong miệng. Các khối u trong ung thư lưỡi giai đoạn đầu tương đối nhỏ, đôi khi không có gì bất thường nên rất dễ bị bỏ qua. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển, các tế bào khối u xâm nhập vào các mô xung quanh, gây ra những cơn đau dữ dội.
|
Ảnh minh họa: Boldsky. |
Ngoài ra, khi khối u lớn dần, cử động của lưỡi sẽ bị hạn chế, thậm chí có thể nói líu lưỡi, vì vậy, khi phát hiện có khối u trong miệng, bạn phải đặc biệt chú ý, bất kể có đau hay không, bạn nên đến bệnh viện sớm để kiểm tra kịp thời.
3. Tăng tiết nước bọt
Do sự xâm nhập cục bộ của các tế bào khối u, bệnh nhân sẽ tăng tiết nước bọt, và một khi ung thư lưỡi bước vào giai đoạn cuối, bệnh nhân sẽ bị hạn chế hoạt động mô cục bộ, khó nuốt và các tình trạng khác dẫn đến tích tụ nước bọt trong miệng.
Cách phòng ngừa ung thư lưỡi trong cuộc sống hàng ngày
1. Chú ý vệ sinh răng miệng
Sự xuất hiện của bệnh ung thư lưỡi có liên quan chặt chẽ đến việc vệ sinh răng miệng. Nếu lâu ngày không chú ý vệ sinh răng miệng sẽ khiến vi khuẩn và các vi sinh vật khác sinh sôi trong khoang miệng, gây ra các bệnh về răng miệng, tăng nguy cơ ung thư lưỡi, nhất là đối với những người đeo răng giả. Họ nên súc miệng sau khi ăn và làm sạch răng giả ngay lập tức.
Ngoài ra, nếu bị sâu răng, viêm loét niêm mạc miệng thì vi khuẩn dễ dàng sinh sôi. Nếu điều này diễn ra trong thời gian dài sẽ gây ung thư lưỡi. Vì vậy, khi phát hiện sâu răng, loét cần điều trị kịp thời, chải răng thường xuyên để giữ vệ sinh răng miệng.
2. Khám sức khỏe định kỳ
Khám sức khỏe định kỳ là một biện pháp quan trọng để ngăn ngừa và điều trị ung thư.
Khi phát hiện có khối u trong miệng cần cảnh giác với bệnh ung thư lưỡi, kịp thời đến bệnh viện kiểm tra, kiểm tra răng miệng định kỳ. Nếu phát hiện sâu răng hoặc bệnh nha chu, cần điều trị kịp thời để không gây kích ứng lưỡi.
3. Bỏ thuốc lá và rượu
Hút thuốc và uống rượu trong thời gian dài không chỉ gây ra các bệnh về tim mạch, mạch máu não mà còn làm tăng nguy cơ ung thư lưỡi. Thuốc lá chứa hàng chục chất gây ung thư, sau khi cơ thể con người hít phải khói thuốc, nó sẽ kích thích mô miệng và có thể gây ung thư lưỡi.
>>> Mời độc giả xem thêm video: 70% bệnh nhân ung thư gan được phát hiện muộn
An An (Theo ABLW)