Nhiều gia đình thích tự làm món dưa chua vì vừa ngon, giòn và có thể bảo quản được lâu. Tuy nhiên, không ít thông tin tiêu cực khiến nhiều người lo ngại dưa chua có thể gây ung thư, điều này có phải sự thật không?
1. Tại sao dưa chua được cho là gây ung thư?
Để dưa muối có hương vị thơm ngon hơn, người ta thường thêm một lượng lớn muối vào trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên, ăn quá nhiều muối sẽ làm tăng gánh nặng cho thận, gây tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa, dễ gây viêm đường tiêu hóa và các bệnh khác. Mặc dù những căn bệnh này không gây ung thư ngay lập tức nhưng nếu ăn dưa chua có hàm lượng muối cao trong thời gian dài, ung thư sẽ dễ dàng xảy ra.
Ngoài ra, thời gian ngâm dưa chua cũng là một vấn đề, vì dưa chua có xu hướng chứa các tạp chất như nitrit và nitrat, các chất như amin nitrit dễ dàng được tạo ra trong quá trình ngâm, là chất dễ gây ung thư. Đặc biệt, dưa chua không đạt tiêu chuẩn hoặc chế biến không đúng cách đều có nguy cơ gây ung thư, đặc biệt là ung thư dạ dày.
Món dưa chua. (Ảnh minh họa).
2. Những điều cần ghi nhớ khi ăn dưa chua
Nhiều người tránh xa dưa chua và cho rằng dưa chua là thực phẩm không nên ăn. Thực ra, không nhất thiết phải nhịn ăn dưa chua. Có 3 điều bạn cần lưu ý khi ăn món này:
- Trước hết, đừng ăn dưa chua mới làm. Một số người thích ăn rau muối xổi. Thực tế, đây là cách ăn rau muối chua sai lầm. Dưa chua sẽ chứa một lượng nitrit nhất định trong quá trình ngâm, dưa chua chỉ mới 3-8 ngày là có hàm lượng nitrit cao nhất nên bạn nên tránh ăn dưa chua vào thời điểm này. Thông thường, hàm lượng nitrit sẽ giảm xuống mức an toàn sau một tháng ngâm muối, lúc này sẽ an toàn hơn khi ăn.
- Thứ hai, dưa chua nên ăn vừa phải, không nên ăn nhiều. Khi tự làm dưa chua, bạn không biết cách muối đúng, nguyên vật liệu chưa chắc an toàn. Khi làm dưa, tỷ lệ muối không phù hợp cũng có thể khiến món ăn gây hại.
- Thứ ba, nên chọn dưa chua muối bằng lọ thủy tinh hoặc gốm. Hai loại dụng cụ này có khả năng bịt kín và kháng axit tốt, không dễ bị vi khuẩn phát triển. Tốt nhất không nên chọn các sản phẩm nhựa và kim loại để muối vì chúng có khả năng kháng axit kém. Nhiệt độ thích hợp để ngâm dưa chua là 5 độ C -15 độ C. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp đều không có lợi cho việc sản xuất dưa chua, dù trước khi ngâm hay trong quá trình bảo quản đều phải chú ý kiểm soát nhiệt độ để tránh vi khuẩn phát triển.
- Cuối cùng, khi mua dưa chua, cần kiểm tra kỹ thông qua màu, mùi, của món ăn. Nếu bạn thấy mùi dưa khó chịu, khả năng cao khâu nguyên liệu hoặc quá trình muối có vấn đề.
3. Nhóm người không nên ăn dưa chua
Mặc dù dưa chua rất ngon và là món ăn ưa thích của nhiều người nhưng một số nhóm người lại không được khuyến khích ăn dưa chua. Ví dụ, đối với những người mắc bệnh về đường tiêu hóa, dưa chua có thể kích thích tiết axit dạ dày và có tác dụng làm giảm cảm giác nhờn, thèm ăn đối với những người mắc bệnh về đường tiêu hóa. Dưa chua có thể dễ dàng làm nặng thêm tình trạng loét dạ dày, viêm dạ dày và các bệnh khác.
Người cao huyết áp cũng được khuyến cáo không nên ăn dưa chua, vì dưa chua có hàm lượng muối rất cao. Bệnh nhân cao huyết áp không nên tiêu thụ quá nhiều muối, dễ phá vỡ cân bằng áp suất thẩm thấu, dẫn đến tăng huyết áp và không có lợi cho sự ổn định của tình trạng này.
Món kim chi được nhiều người yêu thích. (Ảnh minh họa).
Ngoài ra, do dưa chua có nhiều muối, dễ dẫn đến các bệnh về tim mạch, mạch máu não, loãng xương nên người già nên ăn ít lại là tốt nhất.
Tuy nhiên, có một loại rau muối không chỉ ngon mà còn có nguy cơ gây ung thư tương đối thấp, đó chính là kim chi Hàn Quốc. Dù đây là một loại dưa chua nhưng nó được làm bằng cách sử dụng nước muối có nồng độ thấp hoặc một lượng nhỏ muối ăn để ngâm rau tươi, sau đó lên men với vi khuẩn axit lactic.
Hàm lượng muối trong kim chi chỉ 2% - 4% nên kim chi là loại dưa muối ít muối. Hơn nữa, kim chi chủ yếu dựa vào axit lactic để ức chế vi sinh vật gây hư hỏng miễn là hàm lượng axit lactic đạt đến nồng độ nhất định và không khí bị cô lập, kim chi có thể bảo quản được lâu.
Vì kim chi có hàm lượng muối thấp và chứa một lượng chất xơ và khoáng chất nhất định như canxi, kali và magie nên nó cũng có thể tạo ra vitamin B sau khi lên men, mang lại những lợi ích nhất định cho cơ thể con người. Tốt nhất là nên ăn kim chi sau khi đã muối 10 ngày. Nếu thấy kim chi có màng trắng hoặc thay đổi mùi vị thì không nên ăn.
THÙY LINH